Biệnpháp 14: Quản lý hoạt động giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 98)

- Bổ sung kịp thời thiết bị và

2. Đẩy mạnh các hoạt động trọng tâm

3.2.14. Biệnpháp 14: Quản lý hoạt động giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề

hướng nghiệp và dạy nghề

a. Mục tiêu của biện pháp

Hình thành cho HS những quan điểm, niềm tin, thái độ đúng đắn với lao động, kĩ năng lao động cần thiết, kĩ năng nghề nhất định. HS được trang bị các nguyên lý cơ bản chung nhất của quá trình sản xuất chủ yếu trong xã hội và biết cách sử dụng các công cụ đơn giản nhất. Chuẩn bị tâm thế cho thế hệ trẻ sẵn sàng hội nhập với ‘thế giới việc làm’ và ‘thế giới nghề nghiệp’, đi vào cuộc sống lao động và đào tạo nghề phù hợp với hứng thú và năng lực cá nhân, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và xã hội.

b. Nội dung biện pháp

• Đối với quản lý giáo dục lao động:

- Trang bị cho HS tri thức và kỹ năng lao động chung, lao động kỹ thuật cơ bản, lao động kỹ thuật chuẩn bị cho nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và lao động một nghề thông dụng cần phát triển ở địa phương.

- GD ý thức lao động, hình thành những phẩm chất cần thiết cho lao động: tính kỷ luật, tính cẩn thận, tinh thần trách nhiệm, vượt khú… rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo lao động, lao động có kỹ thuật tiến tới làm tốt một nghề và biết nhiều nghề.

- Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với điều kiện của nhà trường: • Đối với quản lý giáo dục kỹ thuật tổng hợp:

- Làm cho HS nắm được nguyên lý khoa học cơ bản chung làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kỹ thuật, công nghệ, tiếp thu tri thức và hình thành kỹ năng về kỹ thuật- cụng nghệ thuộc các lĩnh vực sản xuất, nắm được tri thức và kỹ năng về QL kinh tế và tổ chức lao động một cách khoa học.

• Đối với quản lý giáo dục hướng nghiệp:

- QL định hướng nghề, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề.

- Cách tư vấn nghề cho HS theo 3 bước: đánh giá năng lực và cá tính HS, phân tích yêu cầu của nghề đối với người lao động, và đối chiếu giúp HS lựa chọn nghề.

• Đối với QL dạy nghề:

- QL nội dung dạy nghề ở trường THPT - QL nhiệm vụ cơ bản của dạy nghề

c. Cách tiến hành

• Đầu năm học, xây dựng kế hoạch GD lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề thống nhất với kế hoạch năm học của nhà trường. Tổ chức thông qua Hội đồng trường dự thảo kế hoạch sau đó công khai để toàn thể cán bộ, giáo viên, CMHS, chính quyền nơi trường đóng và các tổ chức đoàn thể được biết.

• Hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch GD lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề trong năm học.

- Đối với GD lao động, tập trung chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng tổ chức lao động cho GVCN.

- Đối với GD kỹ thuật tổng hợp, chỉ đạo thông qua dạy học văn hóa, lao động sản xuất, dạy nghề phổ thông và hoạt động GD ngoài giờ lên lớp.

+ Hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy học cỏc môn văn hóa, khoa học cơ bản. + Hướng nghiệp qua các hoạt động dạy học kỹ thuật.

+ Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp.

+ Hướng nghiệp qua hoạt động lao động, dạy nghề phổ thông. + Hướng nghiệp qua hoạt động GD ngoài giờ lên lớp.

- Đối với việc dạy nghề, Hiệu trưởng có thể tổ chức thực hiện tại trường hoặc theo mô hình liên kết hoặc theo cơ chế phối hợp giữa nhà trường với trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp.

• Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch và kết quả GD lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề hàng tháng, theo học kỳ và cả năm học. Tiến hành điều chỉnh ngay những nội dung cần thiết để nâng cao hiệu quả và đưa vào nề nếp hoạt động GD lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề của nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w