Quản lý xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 27)

Xõy dựng CSVC theo yêu cầu của trường chuẩn quốc gia là một thách thức không nhỏ đối với Hiệu trưởng trường THPT bởi lẽ công việc này liên quan đến chủ trương qui hoạch xây dựng CSVC trường học hàng năm của toàn thành phố, liên quan đến nguồn lực tài chính xây dựng cơ bản hàng năm. Để có được CSVC nhà trường theo chuẩn quốc gia, Hiệu trưởng tập trung QL các nội dung chủ yếu sau:

a. Sử dụng cơ sở vật chất hiện có của nhà trường đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia:

CSVC tổng thể hiện có của nhà trường có thể chưa đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, người Hiệu trưởng năng động có thể thực hiện một số giải pháp để phát huy tiềm năng CSVC hiện có, đó là:

- Khai thác sử dụng tối đa số phòng học, phòng làm việc hiện có, khắc phục khó khăn về phòng làm việc của CBQL, giáo viên và nhân viên để ưu tiên xếp đủ phòng học cho HS.

- Bố trí học 2 ca theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để có thể dư ra một số phòng học. Tiến hành cải tạo số phòng học bộ môn để bố trí phòng học bộ môn, thư viện, phòng nghiệp vụ, trong đó ưu tiên bố trí các phòng học bộ môn tối thiểu theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

- Nâng diện tích sàn sử dụng theo chiều cao các khối công trình để khắc phục tình trạng nhà trường chưa đảm bảo về diện tích đất.

- Thường xuyên mua sắm bổ sung, sửa chữa, cải tạo nâng cấp CSVC hiện có bằng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó Hiệu trưởng phải xác định nguồn ngân sách của nhà trường là chủ yếu.

- Điều chỉnh tuyển sinh đầu cấp phù hợp với CSVC hiện có để khắc phục tình trạng quá tải của nhà trường. Việc điều chỉnh tuyển sinh phải tính đến sự cân đối về số lớp, số HS trong cả khoá học của trường chuẩn quốc gia.

b. Nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học:

QL thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học và GD gồm 3 yếu tố liên quan mật thiết với nhau là: Đảm bảo đầy đủ, sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt. QL việc nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản TBDH cần chú trọng tập trung vào các nội dung:

- Đổi mới QL của Hiệu trưởng về TBDH theo hướng xây dựng kế hoạch QL dài hơi và khả thi, phân công các nguồn lực hợp lý, kịp thời, chỉ đạo quyết liệt và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học.

- Nâng cao nhận thức cho GV, nhân viên và HS về sử dụng, bảo quản TBDH tập trung vào tuyên truyền, học tập qui định, nội qui về sử dụng bảo quản TBDH.

- Nâng cao chất lượng mua sắm, trang bị, phân phối, sử dụng và bảo quản TBDH theo hướng trọng điểm, ưu tiên cho dạy và học, hướng dẫn GV sử dụng TBDH mới, qui định về mượn trả TBDH.

c. Xõy dựng quy hoạch nhà trường theo chuẩn quốc gia:

Quy hoạch nhà trường theo chuẩn quốc gia là cơ sở quan trọng để nhà trường lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định hướng cho việc QL khai thác CSVC hiện có và huy động nguồn lực xây dựng CSVC nhà trường đạt chuẩn quốc gia.

Quy hoạch nhà trường đảm bảo yêu cầu tối thiểu của trường chuẩn quốc gia: “Khuụn viên nhà trường là khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường” và nhà trường chỉ quy hoạch khi chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây

là điều kiện bắt buộc để triển khai bố trí cơ cấu các khối công trình theo chuẩn quốc gia. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được công khai để cán bộ, giáo viên, HS, CMHS và mọi lực lượng tham gia xây dựng nhà trường được biết.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 27)