Biệnpháp 6: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 75)

- Bổ sung kịp thời thiết bị và

3.2.6.Biệnpháp 6: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia

2. Đẩy mạnh các hoạt động trọng tâm

3.2.6.Biệnpháp 6: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia

nhân viên đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia

a. Mục tiêu biện pháp

Nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

b. Nội dung biện pháp

- Xác định rõ nội dung bồi dưỡng cho CBQL, giáo viên và nhân viên: + Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng, chính trị, lòng nhân ái.

+ Bồi dưỡng kiến thức: Bao gồm kiến thức khoa học bộ môn, kiến thức về tin học, ngoại ngữ, kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, QL hành chính nhà nước, môi trường, dân số, an ninh- quốc phòng, an toàn giao thông, y tế học đường …

+ Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng sư phạm cho GV: Kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy học trên lớp (kỹ năng sử dụng PPDH tích cực, sử dụng TBDH, kỹ năng hướng dẫn HS tự học, kỹ năng ra đề kiểm tra, kỹ năng đánh giá HS… ).

+ Kỹ năng giao tiếp với HS, đồng nghiệp và cộng đồng. + Kỹ năng lập hồ sơ tài liệu GD.

- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, nhất là giáo viên trẻ, giáo viên mới chuyển trường.

- Khuyến khích và có chế độ hợp lý cho CBQL, giáo viên, nhân viên học nâng chuẩn.

c. Cách tiến hành

- Xõy dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL, giáo viên và nhân viên:

Hiệu trưởng xác định mục tiêu kế hoạch bồi dưỡng chung toàn trường, chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho tổ. Trên cơ sở đó, mỗi cá nhân có kế hoạch bồi dưỡng cho mình, coi đó là mục tiêu phấn đấu, là chương trình hành động, đồng thời là một chỉ tiêu thi đua của các cá nhân.

Hiệu trưởng tổ chức triển khai, theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của tổ và từng cá nhân.

- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng:

Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đi học thạc sỹ: Hà Nụ̣i có lợi thế hơn các tỉnh bạn về vị trí địa lý, khoảng cách từ đơn vị công tác đến các cơ sở đào tạo sau đại học không xa, giáo viên có thể vừa tham gia công tác, vừa học tập để nâng chuẩn. Các trường đều có những chế độ hỗ trợ giáo viên đi học như hỗ trợ một phần kinh phí mua tài liệu, giảm số giờ dạy /tuần, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý ...

Cử CBQL, giáo viên, nhân viên tham gia các đợt tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức. Để công tác này đạt hiệu quả sâu rộng, Hiệu trưởng cần có quy định cụ thể vờ̀ nhiợ̀m vụ của giáo viên đi dự tập huấn. Tham dự đầy đủ, nghiêm túc, báo cáo triển khai nội dung tập huấn trước tổ, nhóm chuyên môn và nộp báo cáo kết quả cho Ban giám hiệu. Tổ nhóm triển khai áp dụng đại trà các nội dung tập huấn, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh. Ngoài ra, Hiệu trưởng cũng cần đảm bảo các chế độ cho giáo viên theo quy định của nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ.

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại trường, căn cứ vào điều kiện và nguyện vọng của đa số giáo viên. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức học tập theo chuyên đề, tổ chức cho giáo viên đi tham quan các trường điển hình, đầu tư xây dựng thư viện, mua sắm TBDH, tổ chức thi làm ĐDDH, thi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cung cấp địa chỉ các trang Web về giáo dục để giáo viên tham khảo…

Phân công các giáo viên giỏi, có kinh nghiệm giúp đỡ các giáo viên trẻ, giáo viên trong thời gian tập sự.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học: Viết SKKN, tổ chức Hội thảo khoa học trong nhà trường, tổ chức ứng dụng các thành tựu khoa học và các SKKN tiên tiến của cá nhân trong và ngoài trường. Đây là một trong những hoạt động tích cực góp phần nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên.

Nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu và viết SKKN, Hiệu trưởng cần chỉ đạo sâu về hoạt động này, cụ thể là:

+ Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ học tập lý luận về nghiên cứu khoa học và SKKN. + Chỉ đạo các tổ chọn, đề xuất các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ cần được tập trung nghiên cứu (tập trung vào các điểm mới, khó trong nội dung chương trình, các khó khăn nhà trường cần tập trung tháo gỡ ...).

+ Kết hợp giữa đăng ký tự nguyện và giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc nhóm thực hiện các đề tài, SKKN theo định hướng: Định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện và kết quả đạt được, tổ chức xét duyệt, xếp loại đúng quy trình. Hỗ trợ kinh phí,, triờ̉n khai nội dung SKKN rộng rãi trong tập thể sư phạm nhà trường. Sưu tầm những SKKN có chất lượng tốt làm tài liệu tham khảo.

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

Thành lập ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên: gồm đại diện Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyờn môn, giáo viên cốt cán của từng bộ môn.

Ban chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, tạo điều kiện về các nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng, quy định trách nhiệm của những người tham gia bồi dưỡng.

- Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng: Hiệu trưởng cần thường xuyên theo dõi và khuyến khích các tổ chuyên môn và các cá nhân thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng của bản thân, động viên những điển hình và phê bình kịp thời đối với những tổ chuyên môn và cá nhân không thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng. Cuối năm, nhà trường có tổng kết, đánh giá khen thưởng và có kế hoạch ứng dụng các kết quả của các cá nhân và tập thể.

- Tạo điều kiện cho giáo viên tự học, tự nghiên cứu khoa học: Công tác bồi dưỡng giáo viên không thể có hiệu quả nếu giáo viên không có lòng yêu nghề, mến trẻ, không có tình cảm và lý tưởng nghề nghiệp, không tự giác, tích cực tự học, tự bồi dưỡng. Vì vậy cần GD cho giáo viên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, coi đó là một nhu cầu, là mục đích phát triển của bản thân.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 75)