Biệnpháp 19: Dân chủ hóa các hoạt động giáo dục trong nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 105)

- Bổ sung kịp thời thiết bị và

2. Đẩy mạnh các hoạt động trọng tâm

3.2.19. Biệnpháp 19: Dân chủ hóa các hoạt động giáo dục trong nhà trường

a. Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện dân chủ hoá nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất công tác GD nói chung và xây dựng trường THPT đạt chuẩn nói riêng.

b. Nội dung biện pháp

- Thực hiợ̀n dõn húa quá trình đào tạo:

+ Tôn trọng, đánh giá đúng vai trò, vị trí của người thầy trong xã hội, tạo môi trường để người dạy phát huy được tính sáng tạo của mình trong quá trình giáo dục, thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền làm chủ của mình trong công việc của nhà trường.

+ Tạo điờ̀u kiợ̀n để người học phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của mình trong quá trình học tập, tăng cường khả năng tự học, tự rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ và quyền của người học.

+ Vấn đề dân chủ hóa trong quá trình giáo dục và đào tạo gắn với việc tạo cơ hội công bằng trong giáo dục và thúc đẩy “xã hội học tọ̃p” phát triển. Đối với nhà trường cần đa dạng hóa hình thức GD&ĐT, tạo cơ hội học tập cho người học và trong mọi hoạt động của mình. Nhà trường phải rất coi trọng nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích của người học, của những đối tác với nhà trường.

- Thực hiện dân chủ hóa quản lý nhà trường:

+ Tạo môi trường dân chủ để nhà giáo, cán bộ, công chức, người học, gia đình (CMHS) và cộng đồng đều có thể tham gia quản lý nhà trường.

+ Tăng cường quyền tự chủ của nhà trường, sự hình thành và hoạt động tích cực của các tổ chức tự quản của cán bộ, giáo viên và HS, với việc lôi cuốn các lực lượng xã hội vào việc tổ chức, quản lý công việc của nhà trường.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chế độ thủ trưởng và nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường, tạo điều kiện cho các tổ chức Đảng, công đoàn phát huy vai trò của mình đối với việc lãnh đạo và tổ chức quần chúng tham gia quản lý nhà trường.

c. Cách tiến hành

Xõy dựng và tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch phổ biến, học tập và quán triệt sâu sắc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/09/1998 của Chính phủ, đặc biệt là Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ GD&ĐT.

- Bảo đảm thông tin đầy đủ, kịp thời cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, làm cho họ nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

- Tổ chức tốt các hình thức thực hiện dân chủ đại diện cũng như hình thức dân chủ trực tiếp, tạo môi trường để giáo viên được biết, được bàn, được làm, được giám sát, được kiểm rtra trong các hoạt động của nhà trường. Tổ chức hiệu quả các hình thức đối thoại, phát huy vai trò công đoàn, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện đủ, đúng nghĩa vụ, quyền hạn và lợi ích của họ.

- Xõy dựng các tổ chức chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội khác trong nhà trường vững mạnh, phát huy dân chủ, đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt, thực hiện QL nhà trường theo phương pháp dân chủ, công khai, công bằng đi đôi với việc giữ vững nề nếp, kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường.

- Chính quyền phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức hàng năm từ việc dự thảo báo cáo đến việc thảo luận dân chủ, thông qua kế hoạch năm học, quy chế làm việc của cơ quan, quy chế phối hợp giữa chính quyền với công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

- Xõy dựng nhà trường thành khối đoàn kết nhất trí, môi trường văn hóa lành mạnh. 3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÓM BIỆN PHÁP

Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng các trường THPT như sau:

Nhóm

biện pháp Biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w