- Bổ sung kịp thời thiết bị và
3 Dân chủ hoá trong QL các hoạt
động GD của nhà trường. 277 14 2 2,94 3 184 97 12 2,59 2 4
Đa phương hoá nguồn lực, huy động các lực lượng trong XH tham gia xây dựng CSVC nhà trường.
268 19 6 2,89 4 148 94 51 2,33 4Tổng cộng, Tổng cộng,
điểm trung bình chung 1130 34 8 2,96 697 386 89 2,52 R = 0,65
Bảng 2.14 cho thấy các khách thể đều thống nhất cao về tính cần thiết của các biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, điểm trung bình về mức độ nhận thức của các biện pháp đều đạt từ 2,89 đến 3,00.
Về mức độ thực hiện, qua trao đổi với các đối tượng khảo sát, chúng tôi thấy rằng các biện pháp trên được cán bộ chuyên viên Sở GD&ĐT đánh giá thấp hơn so với CBQL và giáo viên các trường THPT. Đối với biện pháp huy động các lực lượng trong XH tham gia xây dựng CSVC nhà trường, nhiều giáo viên cho rằng hiện nay chưa khả thi. Một mặt, do đời sống kinh tế còn khó khăn, mặt khác do môi trường (phần nhiều là cơ chế chính sách của nhà nước) hiện nay chưa thuận lợi để các cá nhân, tổ chức đầu tư cho giáo dục. Người đầu tư được hưởng quyền lợi gì? Đó là lý do mức độ thực hiện của các biện pháp trên chỉ được đánh giá trung bình- khá, điểm trung bình của các biện pháp thấp nhất là 2,33 và cao nhất là 2,62.
Hệ số tương quan thứ bậc Spearman R = 0,65 cho ta kết luận tương quan giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục là tương quan thuận và tương đối chặt chẽ.
Nhìn chung, công tác xã hội hóa giáo dục hiện nay ở các trường THPT trên địa bàn quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ còn hạn chế, mang tính tự phát. Nhận thức về xã hội hóa giáo dục chưa đầy đủ, nhiều người hiểu rằng nội dung chính của xã hội hóa giáo dục là huy động tiền của nhân dân đóng góp cho nhà trường để giảm bớt ngân sách Nhà nước
đầu tư cho GD&ĐT, chủ trương xã hội hóa giáo dục là giải pháp tình thế cứu cánh, gỡ bí cho nhà trường trong lúc khó khăn về tài chính. Ngay cả một số Hiệu trưởng cũng nhận thức rằng xã hội hóa có nghĩa là: Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hiểu như vậy là chưa đúng với bản chất xã hội hóa. Xã hội hóa giáo dục chính là một chủ trương liên quan đến đổi mới cơ chế QL, xoá bỏ cơ chế bao cấp, coi trọng biện pháp tự quản của XH dưới sự chỉ đạo và QL thống nhất của Nhà nước, chứ không chỉ đơn giản là cùng làm. Thực trạng tại một số trường THPT triển khai công tác xã hội hóa theo hướng áp đặt, chưa coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, không phát huy tính dân chủ nờn cú những phản ứng trong nhân dân bằng hình thức viết đơn tố cáo. Điều này đặt ra vấn đề cần phải điều chỉnh, hoàn thiện biện pháp QL phù hợp hơn trong việc tổ chức thực hiện xã hội hóa để xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia.
2.4.8. Đánh giá chung về thực trạng các biện pháp quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đỡnh-Đống Đa-Tõy Hồ quốc gia của Hiệu trưởng trường THPT quận Ba Đỡnh-Đống Đa-Tõy Hồ
2.4.8.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia
• Thuận lợi :
- Xây dựng trường chuẩn quốc gia là giải pháp đúng đắn của ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho giáo dục đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế XH của Thủ đô và đất nước.
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhất là lãnh đạo thành phố Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội rất quan tâm, đồng thời có chính sách đầu tư cho các trường để xây dựng thêm trường chuẩn quốc gia ở bậc học phổ thông.
- Hầu hết CBQL, giáo viên, nhân viên và CMHS các trường THPT đều nhận thức rõ sự cần thiết của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia và đó cú sự chuyển biến tích cực trong việc tổ chức triển khai thực hiện các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
- Chất lượng giáo dục văn hóa, giáo dục đạo đức, giáo dục toàn diện của các trường THPT công lập trên địa bàn quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ cơ bản đều đạt chuẩn. Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức khá, tốt đạt trên 95%, xếp loại văn hóa khá giỏi cao (khoảng 70%), tỷ lệ HS thi đỗ tốt nghiệp hàng năm đạt trên 96%.
- Điều kiện kinh tế của nhân dân trên địa bàn đạt mức khá và tăng trưởng đều hàng năm. Hầu hết CMHS rất quan tâm chăm lo cho việc học tập của con em. Hiện tượng bỏ học ở các trường THPT không có.
• Khó khăn :
- Cùng với thuận lợi trên là áp lực nhu cầu của HS và gia đình đối với các trường THPT, nhu cầu ấy là học tiếp lên đại học sau khi tốt nghiệp THPT, là du học ở các nước phát triển. Song hiện nay, tỉ lệ HS trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học chưa cao, một số trường còn ở mức khiêm tốn. Mặt khác năng lực của HS không đồng đều, số HS xếp loại văn hóa từ trung bình trở xuống còn khá nhiều (khoảng 30%), một số trường tỉ lệ này còn ở mức cao hơn.
- Hơn nữa, từ nhu cầu trên dẫn đến tình trạng HS học lệch, chỉ chú trọng cỏc mụn trong khối thi vào đại học, ít quan tâm đến cỏc mụn khỏc. Cỏc hoạt động giáo dục toàn diện chưa được CMHS quan tâm đúng mức nên chưa động viên được HS tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa,....
- Cơ sở vật chất của hầu hết các trường còn khó khăn, nhất là về phòng học văn hóa, phòng học bộ môn (lý, hóa, sinh, ngoại ngữ, công nghệ), thiết bị và đồ dùng dạy học, sân chơi bãi tập, nhà tập đa năng. Đặc biệt về khuôn viên, diện tích đất còn thiếu nhiều so với chuẩn.
- Mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến các trường học: về an ninh, về các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, gian lận trong thi cử, ... Những điều đó chi phối nhận thức, tình cảm của HS, có khi ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các em.
- Chế độ tiền lương trong ngành còn bất cập so với sự phát triển của XH. Đời sống của cán bộ, giáo viên và nhân viên các trường THPT còn nhiều khó khăn.
- Năng lực đội ngũ giáo viên không đồng đều. Những giáo viên cao tuổi khó thích ứng với việc đổi mới nội dung, chương trình, nhất là đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động sự phạm.
- Hà Nội mở rộng, điều kiện kinh tế XH giữa các quận, huyện có khoảng cách khá xa, nhu cầu học tập của HS, chất lượng đầu vào lớp 10 cũng rất khác nhau. Song tất cả các chương trình giáo dục, các chế độ chính sách của thành phố và Sở GD&ĐT vẫn đồng nhất cho 29 quận huyện. Đến nay, nhận thức ấy đã trở thành rào cản đối với các trường ở trung tâm thành phố.
2.4.8.2. Đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng các trường THPT dựng trường chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng các trường THPT
TT Biện pháp quản lý Đánh giá mức độ nhận thức
Đánh giá mức độ thực hiện
X Thứ bậc Y Thứ bậc
1 Tổ chức nhà trường theo chuẩn quốc gia 2,79 7 2,35 72 QL hoạt động dạy của giáo viên theo chuẩn quốc gia 2,96 1,5 2,71 1