Ảnh hƣởng của pháp luật triều Thanh đến pháp luật triều Nguyễn ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 137)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

108 Ví dụ như điều 348: Lăng mạ sứ thần và trưởng quan sở tạ i, điều 349: Quan tá chức và quan Thống thuộc

3.2. Ảnh hƣởng của pháp luật triều Thanh đến pháp luật triều Nguyễn ở Việt Nam.

Nam.

Xuất phát từ đặc điểm địa – chính trị và địa – lịch sử mà hoạt động giao thoa văn hóa nói chung và giao thoa văn hóa pháp luật nói riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra từ rất sớm. Ngay từ cuối thế kỉ III TCN đến năm 938, cộng đồng cư dân Việt bị phong kiến Trung Quốc thống trị hầu như liên tục trong hơn mười thế kỉ. Cũng từ đó, về phương diện địa - lịch sử - văn hoá, Việt Nam thuộc không gian văn hoá Đông Á, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc, tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc. Trong hơn mười thế kỉ, phong kiến Trung Quốc du nhập Khổng giáo, mô hình thiết chế chính trị và hệ thống pháp luật Nho giáo vào Việt Nam. Việc du nhập này được thực hiện một cách thường xuyên, bền bỉ và kiên quyết thậm chí tàn bạo nhằm mục tiêu đồng hoá cộng đồng cư dân Việt. Ngoài ra, còn có quá trình giao thoa văn hoá tự nhiên giữa những di dân người Hán ồ ạt đến sinh sống ở Giao Chỉ với người Việt bản địa. Dễ nhận thấy là ở mức độ nhất định, văn hoá Hán nói chung và văn hóa pháp luật Hán nói riêng đã dần thâm nhập vào các tầng lớp xã hội người Việt chủ yếu là vào tầng lớp trên.

Từ thế kỉ X, Việt Nam bước vào kỉ nguyên độc lập tự chủ. Các vương triều phong kiến Việt Nam kế tiếp nhau thực hiện công cuộc phục hưng dân tộc, xây dựng, củng cố và phát triển một quốc gia cường thịnh ở phương Nam. Chỉ như vậy mới có thể giữ được vị thế một quốc gia độc lập, tự chủ bên cạnh cường quốc Trung Hoa, đồng thời không ngừng mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Mặt khác, quốc gia Đại Việt liên tiếp phải chống lại các cuộc xâm lược của phong kiến Trung Quốc và nước ngoài, nhất là ngăn ngừa nguy cơ tái Bắc thuộc. Hai sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đều đòi hỏi giai cấp phong kiến Việt Nam phải nhanh chóng tìm kiếm một mô hình tổ chức, một phương thức và công cụ quản lý đất nước phù hợp. Trong hoàn cảnh vừa trực tiếp tiếp xúc với một nền văn hóa pháp luật có trình độ phát triển cao qua nhiều thế kỉ, các vương triều phong kiến Việt Nam đã tìm thấy giải pháp cho sự tìm kiếm của mình

bằng cách chủ động tiếp nhận chọn lọc những thành tựu văn hóa pháp luật ngoại nhập với tinh thần học người Trung Quốc để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, để tăng cường tính độc lập với Trung Quốc.

Từ nhận thức đó mà ngay từ những vương triều phong kiến độc lập đầu tiên của Việt Nam vào thế kỉ X đã tiếp nhận mô hình tổ chức nhà nước và cách thức xây dựng pháp luật nhằm kiện toàn, ổn định đất nước. Những bộ luật đầu tiên của các vương triều phong kiến Việt Nam như bộ Hình thư thời Lý và thời Trần tuy đến nay không còn nhưng qua các tư liệu lịch sử cho thấy đều chịu ảnh hưởng từ những bộ luật của phong kiến Trung Quốc. Các triều đại sau này tiếp tục chủ động tiếp nhận, học tập chọn lọc văn hóa chính trị pháp lý Trung Hoa nhằm tạo ra một công cụ hữu hiệu quản lý đất nước. Bộ luật được coi là tiến bộ nhất, sáng tạo nhất của phong kiến Việt Nam là bộ Quốc triều Hình luật triều Hậu Lê cũng chịu ảnh hưởng rất sâu sắc từ pháp luật

phong kiến Trung Hoa. Theo thống kê của tác giả Insun Yu trong cuốn “Luật và xã hội

Việt Nam thế kỉ XV – XVII” thì bộ luật Hồng Đức có tới 261 điều vay mượn từ luật nhà Đường và 53 điều tham chước với luật triều Minh. Nhưng dù sao thì pháp luật triều Hậu Lê vẫn bảo lưu và thể hiện rất rõ sự sáng tạo, tính dân tộc của mình.

Cho đến triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam thì những ảnh hưởng của nền pháp chế Trung Hoa tới pháp chế Việt Nam lại càng rõ nét. Triều Nguyễn đã tiếp thu rất nhiều từ pháp luật triều Thanh trong quá trình xây dựng chế độ pháp luật của mình.

Sự ảnh hưởng của pháp luật triều Thanh đến pháp luật triều Nguyễn thể hiện rõ nhất qua sự ảnh hưởng của bộ “Đại Thanh luật lệ” đến bộ “Hoàng Việt luật lệ” – bộ pháp điển quan trọng nhất của triều Nguyễn. Thông qua khảo sát, đối chiếu, so sánh một cách tỉ mỉ nội dung của hai bộ luật có thể chỉ ra sự ảnh hưởng cụ thể như sau.

Thứ nhất, về tên gọi bộ luật thì triều Nguyễn cũng học theo cách gọi tên của bộ luật triều Thanh, chỉ là đổi theo tên Việt Nam mà thôi. Bộ luật triều Thanh có tên là “Đại Thanh luật lệ” thì bộ pháp điển quan trọng nhất của triều Nguyễn có tên là “Hoàng Việt luật lệ”

Thứ hai, Ngay trong lời tựa của bộ “Hoàng Việt luật lệ” vua Gia Long đã ghi rõ chỉ thị của mình: “Mở hình thư của các triều đại cũ mà xét, ta thấy nước Việt Nam dưới mỗi triều Lý, Trần, Lê đều có thiết lập các điển pháp riêng biệt để cai trị và các chế độ đã được quy định đầy đủ trong luật Hồng Đức. Ở Trung Hoa, các bộ luật lệ ban hành dưới các đời Hán, Đường, Tống, Minh đều được san định lại dưới mỗi triều và đã

được nhà Đại Thanh bổ túc” [14;248]. Vì vậy ông đã lệnh cho các đại thần trong triều căn cứ vào các điển pháp các triều đại cũ, xem xét lại luật Hồng Đức và dựa vào nhà Thanh để tham chước, cân nhắc, quy định lại, xây dựng một bộ luật mới của vương triều. Nhưng thực tế thì việc soạn bộ luật mới không theo quan điểm đó. Trong bài tấu in ở đầu bộ Hoàng Việt luật lệ của Nguyễn Văn Thành khi đệ trình bộ luật ấy lên Gia Long có đoạn: “Khảo xét bộ luật nhà Thanh, hoàng thượng nhận thấy bộ luật ấy sưu tập đủ luật lệ các triều đại trước hợp thành một bộ luật hoàn bị, trong đó đó có nhiều đoạn rất rõ nghĩa song cũng có nhiều đoạn tinh vi, khó hiểu, hoàng thượng đã ra lệnh cho hạ thần cùng các quan trong triều nghiên cứu để trích lấy những đoạn thích nghi làm thành một bộ luật lệ áp dụng ở trong nước” [14;249]. Qua đó cũng thấy rằng, các quan được vua Gia Long giao cho trách nhiệm biên soạn bộ luật mới, nhất thiết chỉ biết có giá trị độc tôn của bộ Đại Thanh luật lệ. Và điều tất nhiên, từ tinh thần đó thì bộ Hoàng Việt luật lệ không thể nào không chịu ảnh hưởng của bộ luật nhà Thanh.

Thứ ba: Về kết cấu, bộ “Hoàng Việt luật lệ” có kết cấu giống hệt bộ “Đại Thanh luật lệ”. Tức là ngoài phần đầu bao gồm lời tựa, Mục lục luật, Lục tang đồ, Các biểu đồ, Quy chế tang phục và định nghĩa một số từ thường dùng trong bộ luật…thì kết cấu gồm các phần: Danh lệ luật, Lại luật, Hộ luật, Lễ luật, Binh luật, Hình luật, Công luật đều giống luật nhà Thanh.

Thứ tư: Về cách biên soạn và ấn loát cũng giống luật Thanh. Bên cạnh các điều luật thường có thêm các chú thích. Giữa mỗi điều khoản luật in chữ lớn, thường có in xen chữ nhỏ để chú thích các lời lẽ hoặc danh từ trong luật. Ngoài ra sau các điều luật ấy còn có những điều chú giải chính văn với những câu văn trong luật được trình bày lại dưới một hình thức khác cho dễ hiểu. Sau mỗi điều luật và phần chú giải chính văn có in thêm các lệ có liên quan đến điều luật ấy.

Thứ năm: Về tên gọi các chương, điều: Không chỉ kết cấu bộ luật triều Nguyễn giống triều Thanh mà ngay cả tên gọi các chương, điều trong đó cũng giống hệt bộ luật triều Thanh. Theo sự thống kê, so sánh giữa luật Thanh và luật Nguyễn thì tên gọi các chương trong từng phần và tên gọi các điều luật đều giống nhau. Phần Lại luật gồm các chương Quy chế quan chức (Chức chế), Các quy thức chung (Công thức); Hộ luật gồm các chương Hộ dịch, Ruộng đất (Điền trạch), Hôn nhân, Kho tàng, Khóa trình, Nợ tiền, Chợ búa; Lễ luật có chương Tế tự và Nghi chế; Binh luật có các chương Bảo vệ hoàng cung, Quân chính, Quan ải, Chăn nuôi (Cứu mục), Bưu dịch; Hình luật có các chương Đạo tặc (phần thượng, trung, hạ), Nhân mạng, Ẩu đả (phần thượng, hạ), Chửi mắng,

Tố tụng, Nhận hối lộ (Thụ tang), Gian dối (Trá ngụy), Phạm gian, Tạp phạm, Truy bắt tội phạm chạy trốn (Bổ vong), Đoán ngục (phần thượng, hạ); Công luật gồm chương Doanh tạo (Xây dựng công trình, nhà cửa), Hà phòng (Phòng giữ đê điều). Tên gọi các điều luật trong các chương mà luật Nguyễn tiếp thu từ Luật Thanh cũng được giữ nguyên mà không có gì thay đổi.

Thứ sáu: Về nội dung: Nhìn chung Hoàng Việt luật lệ cũng sao chép phần nhiều từ Đại Thanh luật lệ. Phần đầu bộ luật, quyển thứ nhất là các biểu đồ: Biểu đồ sáu loại tang vật, Biểu đồ các lệ chuộc tội, biểu đồ thu tiền chuộc tội, biểu đồ năm hình phạt, Biểu đồ năm loại tang phục họ đồng tông chín thế hệ, Các loại biểu đồ để tang khác….đều được bộ luật Gia Long chép lại từ luật nhà Thanh. Điều này đã làm mất đi tính sáng tạo của bộ luật Hồng Đức.

Ví dụ, Quy định tang chế trong luật Hồng Đức có tham khảo các Biểu đồ liên quan đến quy chế tang phục từ bộ luật triều Minh nhưng có sự sáng tạo. Nếu như luật Minh bao gồm rất nhiều loại biểu đồ như Biểu đồ năm loại tang phục họ đồng tông chín thế hệ, Biểu đồ về việc người vợ để tang bên họ nhà chồng, Biểu đồ thứ thiếp để tang họ hàng gia trưởng, Biểu đồ để tang giáng bậc của con gái đã lấy chồng đối với dòng họ của mình, Biểu đồ để tang ba loại cha, tám loại mẹ109… Thì khi tham khảo bộ luật Hồng Đức không tiếp thu toàn bộ mà chỉ có hai bản đồ: một bản đồ có tên là “Ngũ phục tông đồ” (Bản đồ tông kê năm hạng tang phục) và một bản đồ có tên là “Bản tông cửu tộc ngũ phục chi đồ” (Bản đồ kê năm hạng tang phục đối với bà con chín họ trong bản tông). Như vậy có thể thấy các nhà làm luật Hồng Đức không chấp nhận toàn thể sự quy định phức tạp của luật Minh. Những quy định này của luật Minh sau này đã được luật Thanh sao chép lại trong bộ “Đại Thanh luật lệ” và các nhà làm luật triều Nguyễn khi biên soạn bộ “Hoàng Việt luật lệ” cũng lại chép nguyên từ luật triều Thanh.

- Nội dung các điều luật: Bộ Đại Thanh luật lệ có 436 điều luật thì khi tham chước luật nhà Nguyễn đã tiếp thu và sao chép cơ bản 396 điều (trong tổng số 398 điều của bộ luật Gia Long). Các nhà làm luật triều Nguyễn đã bỏ 40 điều của bộ Đại Thanh luật.

109 Theo quan niệm xưa của người Trung Quốc, một người ngoài cha mẹ đẻ của mình còn có thể có ba loại cha và tám loại mẹ. Ba loại cha là đồng cư kế phụ (cha dượng cùng ở), đồng cư bất kế phụ (cha dượng không cùng ở), tám loại mẹ. Ba loại cha là đồng cư kế phụ (cha dượng cùng ở), đồng cư bất kế phụ (cha dượng không cùng ở), tòng kế mẫu giá phụ (cha dượng là chồng sau của mẹ kế). Tám loại mẹ là: dưỡng mẫu (mẹ nuôi), đích mẫu (mẹ đích), kế mẫu (mẹ kế), từ mẫu (vợ bé của cha, được giao cho nuôi mình từ khi mẹ đẻ mình chết), giá mẫu (mẹ đẻ đi lấy chồng), xuất mẫu (mẹ bị ruồng bỏ), thứ mẫu, nhũ mẫu.

Trong số các điều luật bỏ theo thống kê có một số lượng lớn là các điều liên quan đến trà, muối (Điều 141 “Diêm pháp” (Luật muối); Điều 142 “Giám Lâm lợi dụng quyền thế tàng trữ muối”; Điều 143 “Phá hoại diêm pháp”; Điều 144 “Trà pháp”; Điều 145 “Tư nhân tích giữ phèn chua”) và chăn nuôi (Điều 227 “Nuôi dưỡng vật nuôi không theo quy định”; Điều 228 “Nuôi ngựa la sinh sôi”; Điều 229 “Kiểm tra vật nuôi không báo cáo đúng”, Điều 230 “Nuôi dưỡng, chữa trị bệnh tật cho vật nuôi không đúng cách”, Điều 231 “Vật kéo xe của quan không đúng quy định”; Điều 237 “Quan công sai mượn ngựa la”), xây dựng (Điều 428 “Tạo các đoạn, bộ phận của vật”; Điều 429 “Dệt các đoạn hoa văn rồng phượng vi phạm”; Điều 430 “Tạo tác quá giới hạn quy định”; Điều 431 “Sửa chữa kho tàng”). Triều Thanh thực hiện chính sách nhà nước độc quyền về trà, muối, cho nên trong pháp luật có nhiều quy định liên quan đến vấn đề này. Đặc biệt là trừng phạt nghiêm khắc đối với các hành vi tư diêm, tư trà. Ví dụ điều 141 “Diêm pháp” (Pháp luật về muối) ngoài phần điều luật quy định rất chi tiết ở dưới còn phụ thêm tới 25 điều lệ liên quan (là điều luật có nhiều điều lệ nhất trong phần Hộ luật). Những quy định này của luật Thanh không phù hợp với chính sách về trà muối của triều Nguyễn cho nên triều Nguyễn đã không tiếp thu những điều khoản này. Những quy định mà triều Nguyễn bỏ trong phần Chăn nuôi (Cứu mục) cũng xuất phát từ đặc điểm trong nước. Triều Thanh là vương triều rất coi trọng ngựa, lừa, la, lạc đà, trâu, dê…đặc biệt là ngựa vì phục vụ trong quân sự. Do vậy trong bộ luật quy định nhiều điều khoản liên quan đến việc chăn nuôi, sử dụng những con vật này và cũng xử phạt rất nghiêm những hành vi làm thất thoát vật nuôi của nhà nước. Nhưng ở Việt Nam, do đặc thù môi trường hoàn cảnh địa lý mà những con vật như ngựa, la, dê, lạc đà không có hoặc chiếm số lượng không nhiều. Vì thế mà triều Nguyễn đã bỏ những điều này và trong phần điều luật, điều lệ của các điều khác quy định về việc chăn nuôi thì các nhà làm luật Nguyễn cũng lược bỏ những con vật không phổ biến ở Việt Nam. Nhìn chung nội dung các điều luật được triều Nguyễn tiếp thu khá nguyên vẹn mà ít có sự thay đổi hay sửa chữa. Theo thống kê và so sánh trong 396 điều luật Nguyễn chép từ luật Thanh thì có tới hơn 380 điều là sao chép nguyên mà gần như không có sửa đổi đáng kể. Nếu có sửa thì chỉ là thay đổi một số tên địa phương, và tên đơn vị hành chính, tên quan chức theo tên gọi Việt Nam mà thôi. Cá biệt, có những điều luật của Đại Thanh luật lệ được triều Nguyễn chép nhưng không quy định thành điều luật mà lấy điều luật đó bổ sung làm điều lệ dưới điều luật khác. Cụ thể là điều luật 242 trong

văn vi phạm thời hạn, đối với việc thường chậm 1 ngày phạt 20 roi, cứ 3 ngày tăng một mức, tội chỉ dừng lại ở mức phạt 60 trượng; nếu là việc quân thì xử nặng thêm 3 bậc.

Vì việc đó mà làm hỏng việc quân cơ thì xử trảm (giam hậu). Nếu như trạm quan mà

cố ý đem giấu những ngựa tốt thay bằng những ngựa không tốt, chậm chạp, không ứng phó kịp thời dẫn đến chậm thời hạn. Sau khi xét hỏi rõ ràng, (căn cứ vào các trường hợp nêu ở trên mà xử roi, trượng, trảm) đối với trạm quan. Nếu do nước lụt, đường xá trở ngại thì không bắt tội. Nhân viên chạy dịch trạm nhận văn thư của quan ti để chuyển, do sơ ý không theo nguyên đề đã được viết (nơi công cán (cơ quan cần gửi)), nhầm lẫn nơi đi, nơi đến, dẫn đến chậm trễ quá hạn thì xử giảm hai mức, chậm 4 ngày thì xử phạt 10 roi, cứ thêm 3 ngày lại xử tăng một bậc. Nếu là việc công thì không được giảm tội. Nếu vốn do công văn đề sai, thì bắt tội người viết đề, không bắt tội nhân viên bưu trạm, thừa sai chuyển văn thư”. Điều luật này được triều Nguyễn quy định thành điều lệ phụ dưới điều 216 Hoàng Việt luật lệ. Khiến cho điều luật 216 Hoàng Việt luật lệ của luật triều Nguyễn cũng khác luật Thanh. Điều 216 Hoàng Việt luật lệ tương ứng với điều 245 Đại Thanh luật lệ: “Văn thư cần đưa cho lính bưu trạm chuyển lại không đưa”. Trong khi điều này luật Thanh không kèm theo điều lệ nào thì luật Nguyễn đã lấy điều 242 của luật Thanh để làm điều lệ, nhưng cũng có sửa một chi tiết nhỏ. Nếu quy định của Đại Thanh luật lệ là: “ Nếu như trạm quan mà cố ý đem giấu những ngựa tốt thay bằng những ngựa không tốt, chậm chạp, không ứng phó kịp thời dẫn đến chậm thời hạn” thì Hoàng Việt luật lệ quy định thành: “nếu người quản

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 137)