“Đại Thanh luật lệ Hộ luật Điền trạch”.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 74)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

47 “Đại Thanh luật lệ Hộ luật Điền trạch”.

Một trong những chức năng quan trọng và chủ yếu của pháp luật phong kiến là duy trì, bảo vệ trật tự quản lý, trật tự xã hội của quốc gia, củng cố trật tự thống trị phong kiến. Đối với những hành vi xâm phạm trật tự thống trị phong kiến, pháp luật quy định rất tỉ mỉ và hình phạt cũng rất nghiêm khắc.

- Tội giả mạo: đây là nhóm tội được quy định tập trung trong “Đại Thanh luật lệ . Hình luật . Trá ngụy”, chủ yếu quy định về tội giả mạo, man trá ấn tín, giấy tờ, danh chức, ngụy tạo vàng bạc…Các tội này bị trừng phạt nặng, thường bị phạt đồ, lưu, tử. Các trường hợp giả mạo khác như: giả mạo tên họ, giả bệnh tật để trốn tránh việc khó, giả chết, tội phạm tự gây thương tích tàn tật để khỏi bị tra hỏi, sẽ bị xử roi, trượng, đồ tùy theo mức độ vi phạm. Ví dụ Luật Thanh quy định: “người nào làm giả chế thư, cho đến việc thêm bớt vào chế thư, nếu việc đã thực hiện thì không phân biệt thủ phạm hay tòng phạm, đều xử trảm (giam hậu); nếu chưa thực hiện thì thủ phạm xử giảo (giam hậu), tòng phạm giảm 1 bậc”.48

- Tội thông gian: Là nhóm tội liên quan đến luân lý đạo đức gia đình. Trong pháp luật phong kiến hành vi tính giao giữa nam nữ không đúng lễ nghi bị coi là phạm pháp và pháp luật có một hệ thống các quy định liên quan đến loại tội phạm này. Khi định tội lượng hình thì căn cứ trên nguyên tắc đẳng cấp bất bình đẳng và nam nữ bất bình đẳng. Nhìn chung là căn cứ vào thân phận, địa vị của phạm gian mà quyết định hình phạt nặng nhẹ. Trong nhóm tội này phân thành 2 loại: nếu là Hòa gian (trai gái tự nguyện thông gian) phạt 80 trượng; nếu là Điêu gian (gian phụ dụ dỗ gian phu dẫn đến nơi khác để thông gian) xử phạt 100 trượng. Trường hợp gian dâm với con gái từ 12 tuổi trở xuống dù là hòa gian cũng xử theo tội cưỡng gian, nếu việc gian dâm đã thành thì xử giảo, chưa thành thì xử 100 trượng, đày 3000 dặm. Các trường hợp con cháu gian dâm với thiếp của ông, chú, bác; người làm công, nô tì phạm gian với con gái, vợ của gia chủ bị xử trảm (giam hậu).

- Tội vi phạm lễ giáo: Luân lí đạo đức phong kiến lấy lễ giáo làm hạt nhân, lễ giáo chính là một công cụ quan trọng để duy trì, bảo vệ trật tự thống trị của giai cấp phong kiến. Trong quan niệm của các nhà làm luật phong kiến thì “xuất lễ tắc nhập hình”. Cho nên, những vi phạm lễ giáo đều bị xử hình phạt. Các tội phạm thuộc nhóm này chủ yếu có một số tội: tội vi phạm trật tự thê thiếp phạt 90 đến 100 trượng vẫn bắt cải chính; tội lấy vợ lấy chồng không theo quy định pháp luật, chủ yếu có các trường hợp “tự ý lập giá thú” và “lấy vợ lấy chồng khi cha mẹ đang ở tù, đang để tang cha mẹ”…

- Tội phá hoại trật tự kinh tế: trong “Đại Thanh luật lệ” nhóm các tội phá hoại trật tự kinh tế chủ yếu là các tội: mang lậu hàng hóa ra ngoài cõi và vi phạm lệnh cấm hải, tội đúc trộm tiền đồng, tội tư diêm, tư trà. Những người phạm tội này sẽ bị xử từ tội trượng, đồ, lưu, tử, tùy tính chất và mức độ nguy hại, hậu quả và tùy là thủ phạm hay tòng phạm. Ví dụ, “Đại Thanh luật lệ. Binh luật. Quan ải” điều 225 “Mang lậu hàng hóa ra ngoài biên giới và vi phạm lệnh cấm hải” quy định: “Phàm người nào đem ngựa, trâu, đồ sắt quân nhu, tiền đồng các loại đoạn tấm lụa mịn, tơ gấm mang lậu ra ngoài bờ cõi buôn bán và đem ra biển thì xử phạt 100 trượng”…

- Tội lưu hành và buôn bán thuốc phiện: Năm Ung Chính thứ 7 (1729), lần đầu tiên triều đình nhà Thanh ban bố lệnh cấm thuốc phiện, quy định, ai lưu hành, buôn bán thuốc phiện thì chiếu theo lệ vi phạm thu mua hàng hóa cấm, phạt đeo gông 1 tháng, phát viễn biên sung quân; ai mở quán bán thuốc phiện, lôi kéo con cái, anh em lương gia, chiếu theo luật dùng tà mê hoặc quần chúng phạt giảo giam hậu, là tòng phạm phạt 100 trượng, lưu 3000 dặm…Giữa thời kì Nhân Tông tại vị, trước sau đã ban bố hơn 10 pháp lệnh có liên quan đến cấm thuốc phiện. Đến năm Đạo Quang 19 (1839), ban bố “Nghiêm cấm nha phiến yên chương trình” (Chương trình nghiêm cấm thuốc phiện) gồm 39 điều…Có thể thấy trong hoạt động lập pháp của triều Thanh vấn đề thuốc phiện trở thành một nội dung quan trọng. Những hành vi lưu hành buôn bán thuốc phiện thường bị trừng phạt rất nghiêm khắc.

* Nhóm tội phạm quan chức: Quan lại trong khi thi hành công vụ mà phạm tội sẽ tạo thành những mối nguy hại vô cùng lớn cho nhà nước, vì thế luật Thanh có những điều khoản chuyên biệt quy định về vấn đề này, tập trung chủ yếu trong Lại luật, Hình luật, Binh luật... của “Đại Thanh luật lệ”. Nhóm tội phạm quan chức chủ yếu có một số tội như: tội tham ô, nhận hối lộ, tội không làm tròn chức trách; phạm tội trong lĩnh vực quân sự (tự tiện điều động quân, tiết lộ việc quân cơ, sơ xuất làm lỡ việc quân, ra trận lỡ kì hạn…); quan lại phạm tội trong lĩnh vực tư pháp (quan lại xuất nhập tội cho người, xét xử không theo pháp luật, ngược đãi tù nhân, tù đáng giam cầm mà không giam cầm…). Luật Thanh đối với nhóm tội phạm này quy định hình phạt rất nghiêm khắc và cụ thể, chi tiết. Thường thì hình phạt sẽ căn cứ vào tình tiết phạm tội mà xử từ tội đánh roi đến tử hình. Mục đích là nhằm xác lập một chế độ quan chức thật nghiêm mật, hoàn chỉnh, lấy đó để bảo vệ nền pháp chế của giai cấp thống trị, của nhà nước phong kiến chuyên chế.

* Nhóm tội phạm xâm hại an toàn công cộng như: không cẩn thận củi lửa để cháy nhà, phá hoại đê điều, xâm chiếm đường xá…những hành vi này đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

2.3. Những quy định trong lĩnh vực hành chính

Thời kì khai quốc, chế độ hành chính của triều Thanh còn bảo lưu nhiều yếu tố của chế độ quản lý xã hội thị tộc. Nhưng trong quá trình chinh phục và thống nhất Trung Nguyên, thiết lập sự thống trị của vương triều Mãn Thanh, bên cạnh việc bảo lưu một số đặc điểm dân tộc thì nền pháp luật hành chính của triều Thanh ngày càng chịu ảnh hưởng đậm nét của chế độ hành chính triều Minh. Trải qua nhiều cuộc cải cách của các hoàng đế, chế độ hành chính của triều Thanh ngày càng hoàn thiện và có hệ thống.

2.3.1. Cơ cấu Bát Kỳ

Chế độ Bát kỳ là thiết chế chủ đạo của chế độ chiếm hữu nô lệ mà Nỗ Nhĩ Cáp Xích xây dựng khi kiến lập triều Hậu Kim. Nó là kết quả của quá trình thống nhất các bộ tộc Nữ Chân. Mặc dù, chế độ này được đặt ra để đáp ứng yêu cầu khách quan và chủ quan của xã hội Nữ Chân, nhưng cùng với tiến trình lịch sử của triều Thanh, cơ cấu này có một vị trí vô cùng quan trọng, trở thành một cơ cấu đặc thù của nhà nước Mãn Thanh.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích trên cơ sở cải cách và kiện toàn tổ chức Ngưu Lục49, đã sáng lập

chế độ Bát Kỳ. Chế độ Bát Kỳ ban đầu là cơ cấu tổ chức “quân dân hợp nhất” dựa trên màu cờ khác nhau. Năm Vạn Lịch thứ 29 (1601) (triều Minh), Nỗ Nhĩ Cáp Xích chính thức xây dựng 4 kỳ, tức là 4 màu Hoàng (Vàng), Bạch (Trắng), Lam (Xanh), Hồng (Đỏ), gọi là 4 Cố Sơn, làm thành cơ cấu thường đặt bên trên Ngưu Lục. Cho đến năm Vạn Lịch 43 (1615), cùng với số lượng người trực thuộc ngày càng đông nên đã tiến hành chia tách ra làm 8. Trên cơ sở 4 Kỳ (Cố Sơn) trước đây, lại tăng thêm 4 Kỳ nữa là Tương (viền) Hoàng, Tương Hồng, Tương Lam, Tương Bạch, hợp thành Bát Kỳ. Sau này cơ cấu Bát Kỳ trải qua nhiều cuộc cải cách ngày càng hoàn thiện, lịch sử thường gọi là chế độ Bát Kỳ.

Cơ cấu của chế độ Bát Kỳ lúc khởi đầu về cơ bản: cứ 300 đinh hợp thành một Ngưu Lục, đặt 1 Ngưu Lục Ngạch Chân, 5 Ngưu Lục hợp thành 1 Giáp Lạt, đặt Giáp Lạt Ngạch Chân 1 người, cứ 5 Giáp Lạt tạo thành một Cố Sơn (Kỳ). Sau này dân số tăng lên làm cho số lượng đinh trong một Ngưu Lục và số Ngưu Lục trong một Kỳ cũng có những biến đổi theo các giai đoạn khác nhau.

49

Ban đầu mới chỉ xây dựng chế độ Bát Kỳ của người Mãn Châu, sau này các hoàng đế triều Thanh còn xây dựng chế độ Bát Kỳ của người Mông Cổ và Hán quân, tạo thành 24 Kỳ. Về cơ bản, cách thức tổ chức của Bát Kỳ Mông Cổ và Bát Kỳ Hán quân cũng tương đồng với Bát Kỳ Mãn Châu.

Về tổ chức của Bát Kỳ, lúc ban đầu, trong mỗi Kỳ, Kỳ chủ là người đứng đầu mỗi Kỳ thường được gọi là Kỳ chủ Bối Lặc, Kỳ Vương, Hòa Thạc Bối Lặc…Chức Kỳ chủ này được thế tập. Chức quyền của Kỳ chủ thời kì đầu rất lớn, có quyền quyết định mọi vấn đề trong địa hạt bản kỳ do mình quản lý. Sau này, để tăng cường hoàng quyền, giảm bớt sự lộng quyền của các Kỳ chủ các hoàng đế Thanh từ Hoàng Thái Cực đã tiến hành những cải cách quan trọng, đã đặt thêm chức quan Cố Sơn Ngạch Chân, là quan đại thần do triều đình trực tiếp cử xuống vừa lệ thuộc Kỳ chủ vừa lệ thuộc triều đình, có chức năng quản lý mọi công việc hành chính trong Kỳ. Dưới đó còn đặt các chức quan khác như Giáp Lạt Ngạch Chân, Ngưu Lục Ngạch Chân, Mai Lặc Chương Kinh, Ngang Bàng Chương Kinh…quản lí mọi mặt đời sống của các kì.

Ban đầu, Bát Kỳ là chế độ “dân binh hợp nhất”, nhưng sau này do yêu cầu lịch sử, đặc biệt là yêu cầu quân sự để chinh phục Trung Nguyên, chức năng của Bát Kỳ dần dần chuyển hẳn sang chức năng quân sự.

Sau khi vào Trung Nguyên, quân Bát Kỳ được phân đi đồn trú ở Kinh thành và các địa phương có vị trí quan trọng. Quân Bát Kỳ đồn trú ở kinh sư thường được gọi là Cấm Lữ Bát Kỳ chia thành nhiều bộ phận khác nhau. Quân Bát Kỳ được cử đi đóng ở các nơi yếu địa được gọi là Trú Phòng Bát Kỳ. Các danh quan của Bát Kỳ cũng dần dần được đổi tên theo tên Hán. Cơ quan quản lý tối cao của Bát Kỳ là Bát Kỳ Đô Thống Nha Môn được đặt ra từ thời Thuận Trị, sau này được hoàng đế Khang Hy, Ung Chính kiện toàn. Trong mỗi kỳ đều có một hệ thống các cơ quan chuyên môn quản lý các công việc trong một kỳ và đặt các chức quan Đô Thống, Trú Phòng tướng quân, Phó Đô Thống, Tham Lĩnh, Phó Tham Lĩnh, Tá Lĩnh….

Trong Bát kỳ có sự phân biệt Thượng Tam Kỳ và Hạ Ngũ Kỳ. Năm Thuận Trị thứ 7 (1650), sau khi Đa Nhĩ Cổn chết, Thanh Thái Tông Phúc Lâm đã lần lượt tiến hành điều chỉnh cơ cấu Bát Kỳ nhằm tăng cường khống chế Bát Kỳ, giảm bớt thế lực của

các Kỳ chủ. Có 3 kỳ do hoàng đế trực tiếp quản lý là Chính Hoàng, Chính Bạch và

Tương Hoàng, gọi là Thượng Tam Kỳ; 5 kỳ do Chư Vương, Bối Lặc quản lý là Chính

Hồng, Tương Hồng, Chính Lam, Tương Lam, Tương Bạch, gọi là Hạ Ngũ Kỳ. Từ đó

đề cao hơn. Đây là những thân binh của hoàng đế, đảm nhận nhiệm vụ là bảo vệ hoàng cung. Hạ Ngũ Kỳ đồn trú ở kinh sư và các địa phương khác. Hoàng đế Ung Chính muốn tăng thêm một bước tập quyền trung ương, lại tiến hành cải cách làm suy yếu sự khống chế của các Chư Vương, Bối Lặc đối với Kỳ. Trong mỗi Hạ Ngũ Kỳ đã phân thành Tá Lĩnh (tục gọi là Ngoại Tá lĩnh) và Phủ Thuộc Tá Lĩnh (tục gọi là Nội Tá lĩnh), hai bộ phận có quan hệ lệ thuộc nhau. Bộ phận chủ yếu trong mỗi Hạ Ngũ Kỳ là Tá Lĩnh, trên thực tế cũng do Hoàng đế trực tiếp nắm quyền khống chế. Các Vương và Bối Lặc chỉ được khống chế bộ phận Phủ Thuộc Tá Lĩnh. Nhờ những cải cách của các vị hoàng đế triều Thanh mà thế lực của các Thân Vương, Bối Lặc trong các Kỳ ngày càng suy yếu, đồng thời quyền lực của hoàng đế trong việc khống chế các Kỳ tăng lên, là một trong những điều kiện đảm bảo xây dựng và thực thi thiết chế trung ương tập quyền chuyên chế.

2.3.2. Cơ cấu hành chính ở trung ương

* Bộ phận trung khu

Bộ phận Trung khu quyết sách của triều Thanh cùng với tiến trình lịch sử có bước phát triển trải qua các hình thức là Nghị Chính Vương Đại Thần hội nghị, Nội Các, Quân Cơ Xứ.

Đầu triều Thanh, Nghị Chính Vương Đại Thần hội nghị do quý tộc Mãn Châu tổ

chức thành là tổ chức có tính chất quyết sách dưới hoàng đế. Các việc đại sự có liên quan đến quân sự, quốc gia, đều do Nghị Chính Vương Đại Thần hội nghị soạn thảo bản tấu, sau đó giao cho Lục bộ thi hành: “phàm các việc hệ trọng liên quan đến quân sự, quốc gia không do các đại thần Nội Các bàn thảo mà đều giao cho Nghị Chính đại

thần”50. Hình thức này chỉ đơn thuần do quý tộc Mãn Châu chuyên chính, nó đã mâu

thuẫn với yêu cầu tập quyền của hoàng đế, lại bất lợi cho sự đoàn kết với địa chủ quan liêu Hán. Vì thế, dưới điều kiện thuận lợi là thống nhất Tam Phiên và thống nhất Đài Loan, Khang Hy đã tuyên bố “quyền lực trong thiên hạ, chỉ duy nhất 1 người nắm giữ, không thể chia sẻ”51

. Từ đó về sau, “Nghị Chính Vương Đại Thần hội nghị chỉ là nơi phụng chỉ sắc mà tuân thủ thi hành”52. Cho đến năm Càn Long thứ 56 (1792), cuối cùng đã tuyên bố Nghị Chính Vương Đại Thần hội nghị đã “không thích hợp với công

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 74)