- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách
62 “Đại Thanh luật lệ Hộ luật Tiền nợ Điều 150: Cho vay lấy lãi vi phạm luật cấm”
63 “Đại Thanh văn hiến thông khảo”, quyển 23 [25;422]
64
“Đại Thanh văn hiến thông khảo”, quyển 28 [25;422]
và sự tăng lên của các thế lực phường hội, trên phương diện lợi ích cũng nhận được sự bảo hộ nhất định, thân phận của những người tiểu thương tiểu chủ cũng là tự do.
* Nô tì có thể khai hộ thành dân
Triều Thanh việc nuôi nô tì rất phổ biến. Nguồn cung cấp nô tì chủ yếu là những người bị quý tộc Mãn chiếm đất rồi biến thành nô tì, những người phạm tội và gia thuộc làm nô tì, cho đến những người nghèo công khai bán mình ở chợ. Ngoài ra, nô tì còn có một bộ phận vốn có hộ tịch là nô lệ, họ là tài sản của chủ nhân, có thể bị tùy ý đối xử thậm chí giết chết. Nhưng để hạn chế sự phản kháng của nô lệ, năm Khang Hy thứ 53 (1714), quy định: “phàm những người mua nô tì từ sau năm Khang Hy thứ 43 (1704), nếu như vẫn trả nguyên giá, cho phép chuộc ra làm dân”66. Đến thời kì Ung Chính đã nhiều lần ban dụ cho phép gia nô của Bát kì chuộc thân làm dân. Năm Càn Long thứ 24 (1759), chế định “Bát Kỳ gia nhân thục thân luật” (luật về việc gia nhân của Bát Kỳ chuộc thân), trong đó quy định: “Phàm những gia nhân ở các hộ Bát Kỳ, không phân biệt tuổi tác, chỉ cần chủ nhân tình nguyện cho phép giải phóng thành dân, là có thể trình rõ lên bản kỳ, qua quan phủ, là sau đó được nhập thành dân tịch.
Tuy nhiên cái gọi là nô bộc “khai hộ”, về bản chất là chỉ nô bộc của Bát kỳ thông qua việc tự lập hộ tịch mà có được thân phận bán độc lập, dù đã “khai hộ” nhưng vẫn duy trì ở mức độ nhất định quan hệ lệ thuộc với chủ cũ. Họ không là một hộ thực sự ở Kỳ, cũng không được giải phóng làm dân. Theo “Kỳ nhân khai hộ lệ” được ban hành dưới thời Càn Long quy định: “Phàm nô bộc ở Bát kỳ, nguyên là thuộc tộc Mãn Châu, Mông Cổ, không được khai tịch; những người đem ruộng đất đầu sung, tuy có bản tịch, lâu ngày khó kiểm tra, đều chuẩn cho họ khai hộ, nhưng không được giải phóng làm dân” [25;423]. Đồng thời việc “giải phóng làm dân” phải có thêm điều kiện nữa là được sự đồng ý của chủ nhân. Nhìn chung, triều đình nhà Thanh rất hạn chế việc giải phóng nô tì làm dân, rất nghiêm ngặt đối với “thục thân”, “khai hộ”. Nô bộc được giải phóng làm dân, bản thân không được đi thi cử vào hàng quan lại, con cháu cũng bị giới hạn vì xuất thân đó.
* Khai khoát tiện dân tiện tịch
Tiện dân chủ yếu là chỉ “Nhạc hộ” (kĩ nữ) ở Sơn Tây, Thiểm Tây, “Cái hộ” (người ăn mày) ở Hà Nam, “Đản hộ” (người sống trên thuyền, trên sông) ở Quảng Đông, họ bị liệt vào “tiện tịch”. Đây là tầng lớp dưới đáy xã hội, không được hưởng các lợi ích và quyền lợi như những người dân thường. Nhưng trước những biến đổi của tình hình
kinh tế, xã hội năm Ung Chính nguyên niên (1723), triều đình nhà Thanh hạ lệnh: nhạc hộ ở Sơn Tây, Thiểm Tây, đọa dân (người không nghề nghiệp hoặc người không làm ăn lương thiện) ở phủ Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang “cải nghiệp làm lương dân”; “và nhập vào cùng hạng dân”. Năm Ung Chính thứ 5 (1727), lại hạ dụ đem “bạn đương” (người hầu hạ) ở phủ Huy Châu, “thế bộc” (người đời đời làm nô bộc) ở phủ Ninh Quốc “khoát miễn vi dân” (mở đường miễn cho thân phận trở thành dân). Năm Ung Chính thứ 7 (1729), đối với “đản hộ” ở Quảng Đông, ra đặc dụ lệnh cho đản dân lên bờ sinh sống, “và biên vào các giáp hộ của cộng đồng cư dân, để thuận lợi cho kiểm soát….” [25;423]. Năm Ung Chính thứ 8 (1730), lại một lần nữa ban dụ: xóa bỏ hộ
tịch của người ăn mày (cái tịch), “đều biên nhập vào dân”67. Cho đến năm Càn Long
thứ 36 (1771) lại quy định: phàm nhạc hộ, cái hộ, đọa dân, đản hộ được mở rộng xóa bỏ tiện tịch, nếu như báo quan cải nghiệp, qua 4 đời, mà những người thân hữu trong bản tộc “đều sống thanh bạch tự thủ”, chuẩn cho dự “báo quyên ứng thí”. Những thế bộc ở An Huy được giải phóng từ 2 đời trở đi, mà sinh con cháu, cho phép dự “báo quyên ứng thí”. Những “tiện dân” bị cường hào ác bá ở địa phương trước đây vẫn trói buộc thì cho phép xóa tịch, cải nghiệp làm dân, nếu “tự nguyện cam chịu làm người ô
tiện, theo luật trị tội. Quan lại các địa phương phụng mệnh hành sự mà bất lực, quan
đốc phủ kiểm tra xem xét, chiếu theo lệ mà định tội” [1;84].
2.4.2. Về quyền sở hữu
* Thông qua rào đất, bảo vệ quyền cƣỡng chế chiếm hữu đối với ruộng đất của quý tộc Mãn Châu
Sau khi triều Thanh tiến vào đất Minh, để thỏa mãn nhu cầu về ruộng đất của quý tộc Mãn Châu, tháng 12 năm Thuận Trị nguyên niên (1644) đã hạ lệnh rào chiếm ruộng đất: bộ Hộ kiểm tra khoanh vùng những “ruộng đất hoang vô chủ” ở những châu huyện gần kinh thành, nếu như “bản chủ vẫn còn” hoặc “con cháu anh em vẫn còn” thì chỉ “theo số lượng nhân khẩu mà chia ruộng đất”, số ruộng đất dư ra “tiến hành phân
hết cho các chư Vương, Huân thần, binh đinh…(Mãn Châu mới đến)”68. Năm Thuận
Trị thứ 4 (1647) lại hạ lệnh: “Trong các phủ, châu, huyện gần kinh thành, ruộng đất bất luận là có chủ hay vô chủ, ruộng đất mới khoanh vùng được từ năm ngoái, đều chia
cho người Mãn Châu tới năm nay”69
. Nếu người Hán có ruộng đất thì ra lệnh cưỡng ép chuyển sang nơi khác. Để bảo vệ đất đai canh tác và lực lượng lao động tạp dịch, đã
67 “Đại Thanh hội điển sự lệ”, quyển 158 [25;423]
68
“Thanh Thế Tổ thực lục”, quyển 12 [27;250]
ban bố “Đầu sung pháp” (pháp luật về hiến ruộng đất), tức là không tự nguyện bỏ ruộng đất và chuyển sang nơi khác, thì cuộc sống sẽ không yên ổn mà có thể bị sung vào làm nô của các Kỳ.
Sau khi hoàng đế Khang Hy thân chính, xét thấy việc rào chiếm ruộng đất đã gặp phải sự phản kháng kịch liệt của người Hán, cũng phá hoại sức sản xuất nông nghiệp, vì thế đã tuyên bố: “từ nay về sau việc rào chiếm ruộng đất của nhân dân, vĩnh
viễn chấm dứt”70, việc mang dân hoặc đất “đầu sung” cũng theo đó cơ bản kết thúc.
* Xác nhận và bảo vệ quyền tƣ hữu ruộng đất
Đầu triều Thanh đã thông qua và ban bố lệ “Canh danh điền” (đổi tên ruộng), “Khẩn hoang lệnh” (Lệnh khẩn hoang). Quy định này đã khiến cho ruộng đất bị hoang phế do chiến tranh cuối triều Minh đầu triều Thanh được khai khẩn, hàng loạt nông dân đã có được ruộng đất. Đối với người sở hữu ruộng đất mới khai khẩn, cấp cho “ấn tín chấp chiếu” (giấy tờ có chứng nhận). Như vậy, trên phương diện pháp luật đã xác nhận và bảo vệ quyền sở hữu của họ. Đồng thời, triều Thanh còn nới rộng niên hạn bắt đầu đóng thuế, lấy đó để đẩy mạnh tính tích cực của những người khai khẩn đất hoang. Năm Càn Long thứ 2 (1737), chế định “Thừa khẩn hoang địa chi lệnh” (Lệnh về thừa nhận đất đai khẩn hoang), yêu cầu đất đai khai khẩn trước hết phải trình báo, để sau đó nhà nước thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của họ. Trong “Khẩn điền khoa tắc” (quy tắc nộp thuế ruộng khai khẩn) quy định, việc nộp thuế cho nhà nước là tiền đề để nhà nước thừa nhận quyền tư hữu ruộng đất khẩn hoang.
Để bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, phàm các hành vi bán trộm, trồng cấy trộm, trao đổi, mạo nhận cho đến xâm chiếm ruộng đất, đều căn cứ theo luật mà trị tội. Nếu như quyền tài sản ruộng đất mà có tranh chấp, thì lấy ấn khế làm căn cứ, hoặc tiến hành thám sát thực địa. Năm Càn Long thứ 33 (1768), lại tăng thêm lệ: “phàm nhân dân có kiện cáo phần sơn, những năm gần thì lấy ấn khế làm căn cứ, nếu đã lâu, cần phải mang sơn địa, tên gọi, số mẫu cho đến lân sách cất giữ trong kho và giấy tờ chứng nhận hoàn thành đóng thuế xuyên suốt để kiểm tra đối chứng, kết quả so sánh phù hợp, lập tức tuyên bố thuộc về người đó; nếu như kết quả so sánh không phù hợp, lại có chứng nhận không hoàn thành thuế lương xuyên suốt, tức là cựu khế lâu năm về trước, đó không thể là căn cứ, chiếu theo luật mà trị tội lạm chiếm”71
.
* Bảo vệ đất đai thuộc sở hữu nhà nƣớc và đất đai thuộc các Kỳ
70
Đất đai thuộc sở hữu nhà nước bao gồm quan điền, quan trang và đồn điền. Quyền sở hữu quan điền thuộc về triều đình nhà Thanh, phương thức kinh doanh của loại đất này cũng là giao cho nông dân lĩnh canh và thu tô, do nhà nước trưng thu địa tô. Quan trang chủ yếu là ruộng đất rào chiếm, thưởng ban tặng cho quý tộc tôn thất, trong đó bao gồm trang điền hoàng thất, trang điền tôn thất và trang điền Bát kỳ. Phương thức kinh doanh của quan trang áp dụng Trang viên chế, tức là lấy lao động của nô bộc để tiến hành sản xuất. Đồn điền chủ yếu là do binh lính, người trong Kỳ tiến hành đồn khẩn, lấy đó để hỗ trợ lương cho quân lính. Trước đây còn gọi là quân điền hoặc thiệm quân điền (ruộng phụ thêm sinh hoạt cho quân). Người chiếm hữu quan điền chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng lâu dài, không có quyền chuyển nhượng, định đoạt. Năm Khang Hy thứ 15 (1674), ban hành “Xâm chiếm đồn điền trừng phạt điều lệ” (Điều lệ trừng phạt xâm chiếm đồn điền), cấm che giấu, bán trộm đồn điền.
Trong quan hệ ruộng đất của triều Thanh, “Kỳ địa” là loại đất đai người trong Kỳ dựa vào đặc quyền chính trị mà chiếm hữu. Để bảo vệ quyền sở hữu “Kỳ địa”, lấy đó để củng cố cơ sở xã hội của triều Thanh, pháp luật cấm dân trong Kỳ mua bán “Kỳ địa”. Người Hán không được pháp luật cho phép mua đất, mua nhà của người trong Kỳ. Nhưng do “người trong Kỳ không quen trồng cấy, dân số ngày càng đông”, vì thế, sau thời kì Khang Hy đã xuất hiện hiện tượng “luật riêng” giữa người trong Kỳ và dân (chỉ người không thuộc Bát Kỳ) về điền sản. Cho đến năm Ung Chính thứ 7, trong Thượng dụ nhắc lại một lần nữa: “ruộng đất Bát Kỳ, vốn là sản nghiệp của những người trong Kỳ, theo quy định của nhà nước không được bán cho dân, không có
chuyện tự định lệ”72. Đồng thời, đối với ruộng đất mà Kỳ nhân tự đặt lệ bán, nhà nước
lệnh cho quan phủ đưa ra giá đất nhất định, cưỡng chế chuộc về: “phàm Kỳ địa có hồng khế bán (khế ước đóng dấu đỏ), có thể trả tất cả tiền và lãi để chuộc về, còn những bạch khế bán (khế ước không có dấu) có thể chỉ trả một nửa hoặc không trả tiền để chuộc về”73. Dưới triều Càn Long đã 4 lần thu hồi Kỳ địa, tổng cộng 37611
khoảnh74, nhưng những người nghèo khổ trong Kỳ không đủ khả năng mua lại Kỳ địa
do quan phủ chuộc về. Cao Tông cũng tự thừa nhận: “đất chuộc về sợ rằng chưa hẳn đã
có ích với người nghèo khổ”75
. Từ việc người trong Kỳ bán ruộng đất một cách rộng rãi đã phản ảnh Kỳ địa đã dần dần bị tư hữu hóa. Nhưng để bảo vệ quyền chiếm hữu
72 “Thanh triều văn hiến thông khảo”, quyển 5, “Điền phú khảo ngũ . Bát kì điền chế” [25;425]