- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách
100 “Thanh Thánh Tổ thực lục” quyển 271 [25;434]
tháng, người đó bắt lại giải về và lập tức chém”101. Các thương thuyền của người nước ngoài cũng bị các quan lại văn võ địa phương tăng cường phạm vi phòng bị một cách nghiêm ngặt. Từ đó đã phá vỡ nghiêm trọng hoạt động mậu dịch đối ngoại và ngành công thương nghiệp ven biển vừa mới hưng khởi, đã ngăn chặn con đường giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước.
2.5. Những quy định trong lĩnh vực tƣ pháp.
2.5.1. Cơ quan tư pháp
Triều Thanh, do sự biến đổi của thể chế hành chính địa phương và sự thâm nhập của hoạt động quản lí tư pháp đối với các khu vực dân tộc thiểu số, đã hình thành một hệ thống hoàn chỉnh các cơ quan tư pháp từ trung ương đến địa phương.
* Cơ quan tƣ pháp trung ƣơng
Triều Thanh, trong hoạt động tư pháp hoàng đế vẫn là người có quyền lực tối cao. Hoàng đế nắm quyền tái phán đối với những vụ án tử hình; trực tiếp chủ trì những vụ trọng án; giám đốc đối với hoạt động tư pháp và xá miễn đối với tội phạm.
Triều Thanh vẫn theo chế độ triều Minh, cơ quan tư pháp ở trung ương vẫn là Bộ Hình, Đại Lí Tự và Đô Sát Viện. Ba cơ quan này hợp thành thẩm cấp tối cao ở trung ương gọi là Tam pháp ty. Trong đó, mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ riêng, nhưng cũng có sự phối hợp với nhau trong việc thực thi chức năng tư pháp.
Bộ Hình là cơ quan thẩm phán tối cao ở trung ương. Bộ Hình do Thượng Thư làm trưởng quan, và Tả Hữu Thị Lang là Phó quan. Bên dưới đặt các Thanh Lại Ty có các thuộc quan như Lang Trung, Viên Thị Lang, Chủ sự…do Tôn thất Mãn Châu, người Mông, người Hán phân chia đảm nhiệm. Bộ Hình nắm giữ “pháp luật hình danh” trong toàn quốc. Cụ thể là, thẩm tra các vụ trọng án ở địa phương tấu trình lên hoàng thượng; xét xử các vụ án bị tội xuy, trượng trở lên ở kinh thành; quản lí các vụ án ở địa phương thượng tụng và các công việc, thủ tục liên quan đến thu thẩm, triều thẩm; phụ trách việc xây dựng, kiểm tra pháp luật và tu đính điều lệ; thụ lí, xét xử các vụ án quan lại ở trung ương vi phạm pháp luật.
Đại Lí Tự là cơ quan phúc thẩm án kiện tối cao ở trung ương. Trưởng quan của Đại Lí Tự là Khanh, phó quan là Thiếu Khanh, do người Mãn và người Hán cùng nắm giữ. Đại Lí Tự Khanh chủ quản các công việc liên quan đến phúc thẩm các vụ án tử hình, giải quyết các vụ án oan sai. Nếu như phát hiện bộ Hình định tội lượng hình có sự sai lầm, có thể bác bỏ, đồng thời cũng chủ trì các vụ án nhiệt thẩm.
Đô Sát Viện là cơ quan giám sát tối cao ở trung ương, nắm giữ việc giám sát bách quan, bách ty, đồng thời cũng tham gia xét xử trong các vụ trọng án. Trưởng quan là Tả Đô Ngự Sử, 1 người Mãn, 1 người Hán; phó quan là Phó Đô Ngự Sử, 2 người Mãn, 2 người Hán. Bên dưới còn có Giám Sát Ngự Sử của 15 đạo và Lục Khoa Cấp Sự Trung phụ trách giám sát các tỉnh và Lục Bộ.
Ba cơ quan này có tính tương đối độc lập nhưng cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bộ Hình chỉ có quyền quyết định những vụ án hình lưu, và phải đem phán quyết giao cho Đại Lí Tự phúc tra. Đồng thời bộ Hình nhận sự giám sát đôn đốc của Đô Sát Viện. Nếu bộ Hình xét xử không đúng, Đại Lí Tự có thể bác bỏ và tái thẩm. Nếu như có sai lầm nghiêm trọng, Đô Sát Viện có quyền đàn hặc. Những vụ trọng án thì Bộ Hình, Đại Lí Tự và Đô Sát Viện phải cùng nhau xét xử, tạo thành cơ chế Tam Pháp Ty hội thẩm. Chế độ Tam Pháp Ty đã tạo nên sự ràng buộc lẫn nhau trong việc thực thi quyền tư pháp, có tác dụng quan trọng trong việc bảo đảm thực thi pháp luật hiệu quả, chính xác.
* Cơ quan tƣ pháp ở địa phƣơng
Cơ quan tư pháp địa phương của triều Thanh gồm có 4 cấp là Đốc Phủ, Án Sát Sứ Ty, Phủ, Huyện (châu). Quyền thẩm phán tư pháp về cơ bản đều do trưởng quan hành chính các cấp kiêm nhiệm.
Cơ quan tư pháp địa phương lấy huyện (châu, sảnh) làm thẩm cấp thứ nhất, có quyền quyết định các vụ án hình xuy, trượng, các vụ án từ hình đồ, lưu trở lên phải chuyển cho cấp trên quyết định. “Đại Thanh luật lệ” quy định: “quân dân gặp phải những việc oan khuất, trước hết phải đến châu huyện nha môn để kiện. Nếu như xét xử không công bằng, lại phải đến quan quản lí cấp trên trình báo rõ, nếu như lại vẫn bị oan
ức, thì địa phương chuẩn cho đến Kinh trình tố”102
. Nếu là các việc nhỏ “điền thổ, hộ hôn, đấu ẩu” phát sinh trong huyện, do huyện toàn quyền xử lí, gọi là châu huyện “tự lí án kiện” (tự xử các vụ án). Các vụ án hình sự về nhân mệnh, trộm cướp, sau khi huyện xử sơ thẩm, theo kì hạn đưa hồ sơ vụ án và tội phạm giải lên thượng ty phúc thẩm.
Phủ là thẩm cấp thứ 2, phụ trách phúc thẩm các vụ án hình sự do châu huyện đưa
lên, đề xuất ý kiến về tội, lại tiếp tục đưa lên tỉnh.
Án Sát Sứ Ty cấp tỉnh là thẩm cấp thứ 3, phụ trách phúc thẩm các vụ án hình phạt đồ do cấp phủ đưa lên, và thẩm vấn những người phạm tội của các vụ án hình phạt sung quân, lưu, tử. Nếu như không có gì mâu thuẫn với cấp xét xử trước thì đưa lên