“Thanh Thánh Tông thực lục” quyển 14 [25;433]

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 105)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

96 “Thanh Thánh Tông thực lục” quyển 14 [25;433]

97

Không chỉ có vậy, triều Thanh còn tiếp tục duy trì sự độc quyền về bán muối, trà, vì thế đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và mở rộng thị trường của thương nghiệp tư nhân.

Trên phương diện mậu dịch đối ngoại, trong một thời gian dài triều Thanh đã thực

hiện lệnh cấm hải nhằm hạn chế hoạt động buôn bán với bên ngoài. Từ sớm, vào năm

Thuận Trị thứ 12 (1655), để trấn áp lực lượng phản Thanh, lần đầu tiên đã tuyên bố lệnh cấm hải, không cho phép thuyền buồn ra biển, ai vi phạm cứ xử theo tội cấu kết với giặc. Tiếp sau đó, năm Thuận Trị thứ 18 (1662), năm Khang Hy thứ nhất (1662), Khang Hy thứ 17 (1678), lại 3 lần ban bố “thiên hải lệnh”. Cưỡng chế cư dân ven biển Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Tô Châu, Chiết Giang chỉ được đi lại trong phạm vi 50 dặm, vượt qua ranh giới đó lập tức trảm. Kết quả là khiến cho suốt tuyến đường biển 4000 dặm tuyệt nhiên không thấy bước chân người, hoàn toàn cắt đứt hoạt động

thương mại với bên ngoài. Năm Khang Hy thứ 22 (1683), sau khi thống nhất được Đài

Loan, xét thấy đã thống nhất được vùng biển, cho nên năm sau đã tuyên bố xóa bỏ lệnh

cấm hải. Theo “Lệnh xuất dương mậu dịch”, “các cửa khẩu ở Sơn Đông, Giang Nam,

Chiết Giang, Quảng Đông, trừ khi mang theo hàng hóa cấm thì vẫn bị trị tội theo lệ, còn những người thương nhân nếu muốn xuất dương buôn bán, trình rõ lên quan địa phương, đăng kí tên họ, lấy giấy bảo đảm cam kết, là đươc phát giấy chứng nhận, đem in dấu tên, số hiệu lên thân tàu, lệnh cho quan trấn thủ cửa biển kiểm tra, đúng thì cho phép ra vào buôn bán”99. Năm Khang Hy thứ 24 lại quy định: Tô Tùng, Ninh Ba, Tuyền Châu, Quảng Châu là cửa khẩu hải cảng mậu dịch đối ngoại, thiết lập Giang hải quan, Chiết hải quan, Mân hải quan phụ trách việc quản lí hoạt động mậu dịch đối ngoại. Việc này đã có tác dụng vô cùng to lớn thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề thủ công nghiệp ven biển và ngành đóng tàu. Đồng thời với sự xóa bỏ chính sách hải cấm, triều Thanh vẫn còn cân nhắc những mặt hàng có liên quan về mặt chính trị, cấm xuất khẩu lương thực, binh khí, mộc bản (ván in), đồ sắt, thuốc nổ, quặng, lưu huỳnh…. Cũng nghiêm cấm tư nhân đóng tàu thuyền vi phạm hình thức.

Tuy nhiên, đến năm Khang Hy thứ 56 (1711) lại ban bố lệnh cấm hải, đình chỉ mọi hoạt động buôn bán với Nam Dương, và nghiêm cấm việc bán thuyền cho người nước ngoài. Nếu như đem thuyền bán cho người ngoại quốc thì “người đóng thuyền và

người bán thuyền đều lập tức bị trảm”100

. Nếu “người nào xuất dương buôn bán với người ngoại quốc, những người biết sự việc đó mà không báo, bị phạt đeo gông 3

99

“Quang Tự Đại Thanh hội điển sự lệ”, quyển 120 [27;257]

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)