Pháp luật triều Thanh kế thừa và phát triển chế độ pháp luật triều Minh.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 119)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

107 Cửu Khanh: Thượng Thư 6 bộ, Đại Lí Tự Khanh, Tả Đô Ngự Sử của Đô Sát Viện, Thông Chính Sứ của Thông Chính sứ ty.

3.1.2. Pháp luật triều Thanh kế thừa và phát triển chế độ pháp luật triều Minh.

Tư tưởng chỉ đạo “Tham Hán chước Kim”, “Tường dịch Minh luật, tham dĩ quốc

Thanh từ rất sớm đã nhận thức được rằng muốn làm cho quốc gia lớn mạnh, chinh phục được triều Minh thì không thể không tiếp thu và học theo nền văn minh của Hán tộc. Do vậy, từ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đặc biệt là từ Hoàng Thái Cực trở đi, trên rất nhiều phương diện từ xây dựng thiết chế chính trị, xã hội và tư tưởng các hoàng đế Thanh đều có xu hướng học tập theo người Hán. Trên phương diện pháp luật, với mục tiêu là xây dựng nền pháp chế phong kiến, giai cấp thống trị Mãn Châu cũng nhận thức được giá trị cũng như tính ưu việt của nền pháp luật Hán Nho, thấy được vị trí, vai trò và tác dụng quan trọng của nó trong việc trở thành công cụ hữu hiệu giúp vương triều duy trì nền thống trị của mình. Do vậy, từ thời kì đầu, Hoàng Thái Cực đã đề xuất tư tưởng pháp luật “tham Hán chước Kim”, cho đến Thuận Trị lại chủ trương “Tường dịch Minh luật, tham dĩ quốc chế” để chỉ đạo hoạt động xây dựng pháp luật của vương triều. Tư tưởng này được coi như sợi chỉ xuyên suốt hoạt động lập pháp của vương triều Thanh. Vì vậy, pháp luật triều Thanh đã mang dấu ấn rất sâu sắc của pháp luật triều Minh.

Trước hết về hình thức pháp luật: Về cơ bản các hình thức pháp luật triều Thanh đều là sự kế thừa các hình thức pháp luật truyền thống của các vương triều phong kiến Trung Quốc trước đó, mà trực tiếp nhất là triều Minh. Các hình thức văn bản pháp luật quan trọng của triều Minh như luật, hội điển, lệ, chiếu, chỉ, dụ…đều được triều Thanh tiếp thu. Trong hoạt động lập pháp của triều Thanh cũng giống như triều Minh: Luật, Lệ và Hội điển là những hình thức văn bản pháp luật quan trọng nhất. Tuy nhiên, luật Thanh đã phát triển thêm các hình thức văn bản pháp luật mới trên cơ sở luật Minh, điển hình nhất là việc triều Thanh đã sáng tạo và phát triển hình thức văn bản pháp luật

Tắc lệ và sự lệ. Những hình thức pháp luật này còn ảnh hưởng sang cả các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Thứ hai, tên gọi các văn bản pháp luật cũng rất tương đồng với tên gọi các văn bản pháp luật triều Minh, chỉ đổi tên mà thôi. Điều này có thể thấy rất dễ dàng. Bộ pháp điển đầu tiên của triều Thanh được ban hành vào năm Thuận Trị thứ 3 (1646) có tên là “Đại Thanh luật tập giải phụ lệ” chính là học theo cách đặt tên bộ “Đại Minh luật tập giải phụ lệ” được triều Minh ban hành vào năm 1585 dưới thời Vạn Lịch. Tên gọi bộ “Đại Thanh luật lệ” được hoàn thiện cuối cùng vào năm Càn Long thứ 5 (1741) cũng chính là xuất phát từ tên bộ “Đại Minh luật” của triều Minh. Bộ “Đại Thanh hội điển” cũng học theo bộ “Đại Minh hội điển”…Vì vậy mà học giả đời Thanh là Đàm Thiên đã nhận xét “Luật Thanh chẳng qua chỉ là đổi tên luật của nhà Minh mà thôi”.

Thứ ba, về cách thức biên soạn và kết cấu bộ luật cũng học theo triều Minh. Điển hình nhất như bộ “Đại Thanh luật lệ” về kết cấu của bộ luật cũng giống hệt như bộ “Đại Minh luật”. Giống như luật Minh, bộ Đại Thanh luật lệ gồm quyển đầu là các biểu đồ quy định về các loại tang vật, thể lệ nộp phạt chuộc tội, ngũ hình, hình cụ, tang chế…Các quyển còn lại là nội dung các điều luật, điều lệ, chia thành các phần: Danh lệ luật, Lại luật, Hộ luật, Lễ luật, Binh luật, Hình luật và Công luật. Tổng cộng có 436 điều luật và 1892 điều lệ. Điểm đặc biệt trong kết cấu của “Đại Thanh luật lệ” là hình thức kết hợp giữa điều luật và điều lệ trong cùng một văn bản, các điều lệ thường được sắp xếp ngay sau điều luật. Cách kết cấu này tuy khác với “Đại Minh luật” ban hành đầu thời Minh nhưng lại giống với kết cấu của “Đại Minh luật tập giải phụ lệ” ban hành cuối thời Minh.

Thứ tư, luật Thanh tiếp thu phần lớn các điều luật và điều lệ trong pháp luật triều

Minh. Về số lượng điều luật, “Đại Thanh luật lệ” có 436 điều ít hơn so với “Đại Minh

luật” 24 điều luật (đại Minh luật có 460 điều). Về tên gọi và nội dung các điều luật cơ

bản giống luật Minh, đôi khi có sự sửa đổi, thêm bớt không nhiều. Phần Danh lệ luật, luật Thanh kế thừa những nội dung quan trọng của pháp luật phong kiến như những quy định về Ngũ hình, Thập ác, Bát nghị…Do vậy mà trong số 46 điều luật phần Danh lệ luật thì luật Thanh có tới 42 điều giống như luật Minh từ tên gọi đến nội dung. Trong phần Danh lệ, luật Thanh đã bỏ bớt một số điều của luật Minh như điều “Lại tốt phạm tử tội”, “Giết hại quân nhân”, “Quân dân phạm tội tại kinh thành”. Đồng thời cũng bổ sung 2 điều “Phạm tội miễn phát khiển” và “Địa phương sung quân” để phù

hợp với yêu cầu thực tiễn của triều Thanh. Đây cũng chính là hai điều luật riêng duy

nhất của nhà Thanh trong “Đại Thanh luật lệ”. Các phần khác của bộ luật về cơ bản tên gọi và nội dung các điều luật cơ bản là sao chép từ “Đại Minh luật”. Tuy nhiên, vị trí

và tên gọi một số điều luật có sự biến đổi nhất định. Ví dụ như điều thứ 51 “Tín bài”

trong luật Thanh được xếp vào phần Lại luật, mục Chức chế nhưng trong luật Minh lại là điều 80 trong phần Lại luật mục Công thức. Điều thứ 6 trong luật Minh “Quan quân

phạm tội” và điều 10 luật Thanh “Quân tịch phạm tội” tuy chỉ khác nhau một chữ

nhưng nội dung của hai điều luật thì hoàn toàn khác nhau. Ngược lại, điều luật thứ 10 trong luật Minh “Quan quân phạm tội miễn đồ, lưu” so với điều 10 Đại Thanh luật “Quân tịch phạm tội” tên gọi hoàn toàn khác nhau nhưng nội dung lại cơ bản giống nhau….Nhưng nhìn chung phần điều luật từ tên gọi đến nội dung luật Thanh đã kế thừa nhiều từ luật Minh.

Đối với phần các điều lệ thì về cơ bản luật Thanh cũng tiếp nhận rất nhiều các điều lệ của luật Minh. Bộ luật thành văn đầu tiên của triều Thanh là “Đại Thanh luật tập giải phụ lệ” gần như là sự sao chép nguyên văn “Đại Minh luật tập giải phụ lệ” cho nên

những điều lệ được bảo lưu nguyên vẹn. Sau này, trải qua quá trình tu đính của mấy

triều Khang Hy, Ung Chính, Càn Long đã giảm bớt các điều lệ của luật Minh không phù hợp. Nhưng khi “Đại Thanh luật lệ” được ban hành thì những điều lệ của luật

Minh vẫn được giữ lại khoảng 300 điều. Đặc biệt là những điều lệ liên quan đến việc

bảo vệ quyền lợi thống trị của giai cấp phong kiến như luân lí gia tộc, hôn nhân, ruộng đất, kinh tế…đều được luật Thanh kế thừa nhưng có sự sửa đổi một số điều lệ cho phù hợp với thực tế xã hội.

Đồng thời, nhận thấy “luật là thường pháp muôn đời” còn lệ lại có tính linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và nhu cầu cai trị, vì thế, mà giai cấp thống trị Thanh rất chú trọng việc xây dựng lệ để bổ sung cho luật. Điều này khiến cho số lượng các điều lệ được ban hành dưới thời Thanh chiếm một số lượng rất lớn. “Đại Thanh luật lệ” có đến 1892 điều lệ (“Vấn hình điều lệ” của triều Minh chỉ có 405 điều). Các điều lệ này đã góp phần điều chỉnh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội của nhà nước Mãn Thanh. Sự gia tăng một số lượng lớn các điều lệ phản ảnh những nỗ lực của người cầm quyền

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 119)