Quang Tự hội điển

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 46)

Năm Quang Tự thứ 25 lại lấy “Gia Khánh hội điển” làm cơ sở, biên soạn thành 100 quyển “Thanh hội điển”, mục lục 1 quyển; 1220 quyển “Thanh hội điển sự lệ”, mục lục 8 quyển; “Thanh hội điển đồ” 270 quyển. Tổng cộng “Quang Tự hội điển” gồm 1599 quyển. “Quang Tự hội điển” là sự hối biên của “Gia Khánh hội điển” từ năm Gia Khánh 18 (1813) đến năm Quang Tự 30 (1887). Nó gồm các quy phạm về biên chế chức quan, chức trách hành chính, công việc của quan viên và trừng phạt quan lại khi vi phạm pháp luật. Từ nội dung của nó, nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá đây là bộ hội điển hành chính có thể lệ nghiêm khắc, chặt chẽ nhất trên thế giới, và cũng là một bộ pháp điển hành chính phong kiến có nội dung hoàn bị nhất.

“Đại Thanh ngũ triều hội điển” đã ghi chép miêu tả một cách tỉ mỉ, rõ ràng về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động và chế độ liên quan của các cơ quan hành chính các cấp của triều Thanh từ khi khai quốc cho đến triều Quang Tự. Trong đó bước tiến vượt bậc của kĩ thuật lập pháp là đã xây dựng cơ chế điển lệ cùng bổ trợ cho nhau, và cũng hỗ trợ làm rõ nhau. “Thanh hội điển” là tổng hội của hoạt động lập pháp hành chính thời kì phong kiến Trung Quốc, là thành tựu quan trọng trên phương diện lập pháp của triều Thanh.

* Chế định lệ

Lệ là một hình thức pháp luật rất quan trọng dưới triều Thanh. Lệ không phải là “án lệ” cũng không phải là “phán lệ” hiểu theo nghĩa ngày nay, mà nó là một hình thức pháp luật mới. Lệ bắt đầu xuất hiện từ triều Minh, xuất phát từ lời tổ huấn của Chu Nguyên Chương khi ban hành “Đại Minh luật”: “tổ tiên thành pháp”, theo đó, con cháu đời sau không được thay đổi những quy định mà tổ tiên đã đặt ra. Tuy nhiên, trước những biến động của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội mới phát sinh cần phải có các quy định pháp luật điều chỉnh. Do vậy mà cần chế định các điều lệ bổ sung, vừa bảo đảm được tính ổn định của luật nhưng lại có thể nhân thời chế nghi. Lệ lâu dần trở thành một hình thức pháp luật mới. Lệ nhìn chung là dựa trên những sự kiện đặc biệt để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định hoặc các pháp quy đơn hành, thông qua sự phê chuẩn của hoàng đế trở thành các quy phạm pháp luật có hiệu

10

Đồ quyển: những quy định có hình vẽ đi kèm biên soạn thành quyển riêng, ví dụ như quy định về các loại trang phục quan lại có vẽ hình kèm theo.

lực được sử dụng phổ biến. Cho đến triều Thanh lệ đã trở thành một hệ thống. So với luật, lệ có tính linh hoạt hơn, có thể thích ứng được với những biến động trong đời sống xã hội. Giai cấp thống trị cũng thường thông qua hoạt động tu lệ mà đưa ý chí của mình vào, nâng nó lên trở thành pháp luật quốc gia. Từ đó khiến cho lệ ngày càng được coi trọng và trở thành một trong những hình thức pháp luật quan trọng nhất của triều Thanh. Trong thực tiễn tư pháp, đôi khi còn có hiện tượng lấy lệ thay luật, có lệ phá luật. Nhìn một cách tổng quan, trong hệ thống pháp luật triều Thanh, luật và lệ cùng song song tồn tại và cùng được sử dụng.

Trong hoạt động chế định và tu lệ của triều Thanh, thành tựu quan trọng nhất là việc chế định tắc lệ của các Bộ, Viện

Nhằm mục đích khiến cho hoạt động của các cơ quan hành chính được quy phạm

hóa, các hoàng đế triều Thanh đã đã giao trách nhiệm cho các Bộ, Viện soạn tắc lệ. Tắc

lệ dưới triều Thanh là những quy định cơ bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ và quy trình làm việc của các bộ, môn, viện ở trung ương; là những quy phạm mang tính chất quy tắc hành chính được ban hành dựa trên thực tế hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm đảm bảo sự vận hành của các cơ quan đó. Có 2 loại là tắc lệ thông thường và tắc lệ đặc biệt. Tắc lệ thông thường là chỉ việc Lục bộ nhằm vào các sự vụ thông thường mà chế định tắc lệ, như “Khâm định Lại Bộ tắc lệ”, “Khâm định Hộ bộ tắc lệ”... Tắc lệ đặc biệt là chỉ các bộ căn cứ vào các sự vụ đặc định thuộc địa hạt mình quản lí mà chế định tắc lệ, như “Khâm định Bát kì tắc lệ”. Có một số, tuy tên không phải là tắc lệ đặc biệt, nhưng thực chất mà nói lại có thể quy về nội dung thuộc phạm trù tắc lệ đặc biệt, như “Khâm định Hộ bộ tào vận toàn thư”, “Khâm định học chính toàn thư”… Triều Thanh có các bộ viện tắc lệ quan trọng dưới đây:

Năm Khang Hy thứ 19 (1680), để điều chỉnh sự mâu thuẫn trong định tội lượng hình giữa luật và điều lệ, đã chế định “Hình bộ hiện hành tắc lệ”, sau này đã nhập vào nội dung của chính luật. Năm Ung Chính thứ 12 (1735) đã biên soạn “Khâm định Lại bộ tắc lệ”, quy định về tổ chức của các bộ, việc tuyển chọn và phẩm cấp của quan viên, cho đến phân biệt các biện pháp xử lí đối với các hành vi vi phạm pháp luật của quan lại các bộ. Các triều đại Càn Long, Gia Khánh, Quang Tự đều tiếp tục biên soạn thêm. Để cung cấp căn cứ pháp luật xử phạt hành chính cho quan lại các cấp, năm Ung Chính

thứ 3 đã ban hành “Khâm định Lại bộ xử phân tắc lệ”11, từ đó về sau các triều vua Càn

Long, Gia Khánh, Quang Tự… đều tiếp tục tu đính và ban hành thêm. Ngoài ra còn có

“Khâm định Lục bộ xử phân tắc lệ”, là các điều lệ xử phạt đối với các quan viên lục bộ vi chế, có hành vi không tuân pháp luật.

Năm Càn Long thứ 11 (1746) đã biên soạn “Khâm định Hộ bộ tắc lệ”. Nội dung của nó ngoài quy định về tổ chức, chức năng, quyền hạn của bộ Hộ, còn gồm các quy phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực kinh tế, dân sự như hộ khẩu, điền phú (thuế ruộng), kho tàng, thương sưu (kho chứa), tào vận, diêm pháp, tiền pháp, quan thuế… các quy phạm này về sau còn nhiều lần được tu đính.

Năm Gia Khánh thứ 9 (1804) biên soạn “Khâm định Lễ bộ tắc lệ”, năm Đạo Quang thứ 24 (1845) tu chỉnh thêm, là các quy phạm hành chính liên quan đến phương diện lễ nghi của nhà nước.

Năm Khang Hy thứ 11 (1672) bộ Binh biên soạn “Khâm định trung khu chính khảo”, sau đó các triều đại Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang đều có sự tu đính, là những quy phạm có tính chất quân luật. Phối hợp mật thiết với nó còn có “Khâm định Binh bộ tắc lệ”.

Năm Càn Long thứ 14 (1750) biên soạn “Khâm định Công bộ tắc lệ”, các triều đại Gia Khánh, Quang Tự tiếp tục tu đính thêm, là những quy phạm hành chính liên quan đến các công trình xây dựng, đê điều, thủy lợi, thuyền bè và chế tác khí cụ.

Một trong những tắc lệ đặc sắc nhất của triều Thanh là “Đốc bổ tắc lệ”. “Đốc bổ tắc lệ” là quy định pháp luật về việc bắt, trừng phạt những người chạy trốn và chứa chấp những người chạy trốn. “Đốc bổ tắc lệ” lấy việc dùng pháp luật không bình đẳng, trách nhiệm liên đới quá nhiều, đã tạo thành những rối loạn trong xã hội, khiến cho triều Thanh buộc phải thừa nhận “Nếu như chỉ dựa vào sự cấm đoán và nghiêm khắc của pháp luật, hoàn toàn không có lòng xót thương, người bỏ trốn vẫn nhiều, sao gọi là

có ích”12. Vì thế, năm Khang Hy thứ 15 (1674), đã tu đính “Đốc bổ tắc lệ”, đặt pháp

luật khoan dung đối với “đào nhân” (người chạy trốn), chủ che giấu được miễn tội chết, đồng thời hạn chế buôn bán và ngược đãi nô lệ. Năm Khang Hy thứ 38 (1699), đã đổi Đốc Bổ nha môn thành Đốc Bổ ty, lệ thuộc bộ Hình. Từ triều Càn Long về sau, đã bỏ “Đốc bổ tắc lệ”, đem những điều khoản có liên quan tu sửa và nhập vào Hình luật.

Ngoài ra, còn rất nhiều bộ tắc lệ được ban hành dưới triều Thanh như “Khâm định Bát Kỳ tắc lệ”, “Khâm định đài quy”, “Đô sát viện tắc lệ”, “Phú dịch toàn thư”, “Lại bộ thuyên tuyển tắc lệ”…

Nhìn chung dưới triều Thanh các cơ quan hành chính ở trung ương đều biên soạn và ban hành tắc lệ. Tắc lệ đã trở thành một bộ phận pháp luật quan trọng của triều Thanh, số lượng rất nhiều, có tác dụng điều chỉnh hiệu quả đối với việc quản lí hành chính quốc gia.

* Hoạt động lập pháp dân tộc

Hoạt động lập pháp của triều Thanh nhằm điều chỉnh quan hệ với các dân tộc thiểu số và các công việc ở khu vực dân tộc thiểu số, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống pháp luật. Hoạt động lập pháp dân tộc dưới triều Thanh đã đạt được thành quả rực rỡ, từ số lượng đến nội dung đều đạt tới đỉnh cao trong lịch sử lập pháp dân tộc của Trung Quốc cổ trung đại.

Trong hoạt động lập pháp dân tộc, các hoàng đế triều Thanh thực hiện nhất quán tư tưởng “nhân địa chế nghi, Hoa Di bính dụng” (tùy địa phương mà quy định chính sách, sử dụng đồng thời cả pháp luật của triều đình và của dân tộc), “nhân tục chế nghi, duyên tục vi trị” (tùy từng phong tục tập quán của dân tộc mà ban hành chính sách, dựa theo phong tục mà cai trị). Trên cơ sở đó ban hành những quy định pháp luật phù hợp, vừa đảm bảo sự hài hòa giữa luật lệ truyền thống của các dân tộc, vừa đảm bảo sự quản lý và khống chế của chính quyền trung ương đối với các dân tộc này. Nhờ đó, hoạt động lập pháp dân tộc triều Thanh chứa đựng rất nhiều nội dung phong phú, thể hiện tính đặc sắc dân tộc.

Từ sớm, trước khi lật đổ triều Minh, Hoàng Thái Cực đã chú ý đem chế độ pháp luật của chính quyền Thanh thi hành ở các khu vực dân tộc thiểu số. Năm Thiên Thông thứ 6 (1632), đã ban bố “Thịnh Kinh định chế” nhằm khống chế và bảo đảm sự lệ thuộc của các dân tộc khu vực Mông Cổ với chính quyền Hậu Kim.

Sau khi chinh phục Trung Nguyên, hai triều đại Thuận Trị, Khang Hy, trong các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các dân tộc, đã lấy việc xây dựng pháp luật đối với dân tộc Mông Cổ làm trọng tâm. Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), đã quy định phục sắc và số lượng quan lại, quý tộc ở Ngoại Phiên Mông Cổ từ Thân vương trở xuống, từ bậc Công trở lên, cho đến tùy tùng, nhân viên. Năm Thuận Trị thứ 11 (1654) đã định lệ Vương, Bối Lặc, Bối tử của ngoại phiên phải đến triều đình nhận thưởng. Năm Thuận Trị thứ 12 (1653), quy định lệ tứ tuất (ban thưởng, cứu tế) đối với vương công ngoại phiên Mông Cổ. Năm Thuận Trị thứ 15 (1655) chế định điều lệ xử án tử hình của Lí Phiên Viện. Sau khi Khang Hy lên ngôi, tiếp tục thực hiện các chính sách về buôn bán, hôn nhân đối với vùng Nam Sa Mông Cổ, và chính sách đối với bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lạc Cáp Nhĩ đã từng phản Thanh. Nhờ vậy triều Thanh đã vươn dài cánh tay, đặt các quan lại trực tiếp quản lí, và phong tước cho các vương công.

Thời kì Ung Càn, đối với các dân tộc thiểu số ở khu vực đông bắc và dân tộc Miêu ở khu vực Tây Nam, đã ban bố một hệ thống lệ, luật, lệnh. Đối với khu vực cư trú của dân tộc Hồi, dân tộc Duy Ngô Nhĩ và dân tộc Tạng cũng đều tiến hành lập pháp để nâng cao hiệu quả quản lý.

Hoạt động lập pháp dân tộc dưới triều Thanh có một số thành tựu nổi bật sau:

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 46)