Pháp luật triều Thanh từ pháp luật chiếm hữu nô lệ lên pháp luật phong kiến

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 117)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

107 Cửu Khanh: Thượng Thư 6 bộ, Đại Lí Tự Khanh, Tả Đô Ngự Sử của Đô Sát Viện, Thông Chính Sứ của Thông Chính sứ ty.

3.1.1. Pháp luật triều Thanh từ pháp luật chiếm hữu nô lệ lên pháp luật phong kiến

giáo, có sự kết hợp chặt chẽ giữa đức và pháp, giữa lễ và hình. Đây là đặc điểm cơ bản nhất và cũng là đặc điểm xuyên suốt lịch sử pháp chế cổ đại Trung Quốc. Nó chính là sự thể chế hóa tư tưởng chính trị pháp lý, con đường cai trị của các triều đại phong kiến Trung Hoa vào pháp luật. Triều Thanh với tư cách là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc đã tiếp tục kế thừa, phát triển và hoàn thiện chế độ pháp luật Nho giáo mà các triều đại trước đây chọn lựa và xây dựng. Tuy nhiên, do triều Thanh là triều đại của một dân tộc thiểu số bằng sức mạnh quân sự mà chinh đoạt được Trung Nguyên và đặt sự thống trị của mình đối với người Hán và các dân tộc khác, cho nên trong chế độ pháp luật triều Thanh mặc dù mang những đặc điểm chung của pháp luật phong kiến Trung Quốc nhưng vẫn chứa đựng rất nhiều sắc thái dân tộc và thời đại.

3.1.1. Pháp luật triều Thanh từ pháp luật chiếm hữu nô lệ lên pháp luật phong kiến kiến

Đây là đặc điểm quan trọng và khái quát nhất của lịch sử phát triển pháp luật triều Thanh. Điều này xuất phát từ đặc điểm phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của triều Thanh từ khi lập nước Hậu Kim đến khi chinh phục và thiết lập sự thống trị của mình ở Trung Nguyên. Trên thực tế, lịch sử phát triển của triều Thanh đã đi từ điểm xuất phát từ giai đoạn cuối của xã hội chiếm hữu nô lệ và nhanh chóng quá độ sang xã hội phong kiến. Từ khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích kiến lập triều Hậu Kim, xuất phát từ nhu cầu khách quan và chủ quan mà quá trình phong kiến hóa đã diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tạo nên những biến đổi to lớn trong mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của dân tộc Mãn Châu. Chính quá trình phong kiến hóa này đã có tác dụng tích cực làm cho chính quyền Hậu Kim ngày càng lớn mạnh, từng bước thống nhất các bộ tộc Nữ Chân, chinh phục các dân tộc thiểu số khác ở khu vực Đông Bắc và cũng là cơ sở để đánh bại triều Minh, thiết lập nền thống trị của mình ở Trung Nguyên. Cũng từ quá trình phong kiến hóa đó đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển biến từ phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong kiến, là cơ sở giúp cho triều Thanh

nhanh chóng thích ứng được với phương thức sản xuất phong kiến vốn tồn tại lâu đời ở Trung Nguyên. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng để triều Thanh tạo nên cơ sở kinh tế, xã hội cho sự tồn tại và thống trị của triều đại mình.

Pháp luật với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nó vừa phản ảnh những biến động của đời sống kinh tế, xã hội vừa là nhân tố thúc đẩy sự chuyển mình của xã hội. Cùng với quá trình phong kiến hóa thì pháp luật triều Thanh cũng đã đi từng bước từ pháp luật của nhà nước chiếm nô lên pháp luật của nhà nước phong kiến. Trong thời kì đầu, khi nhà nước Hậu Kim thành lập, thì nền pháp luật triều Thanh là pháp luật chiếm hữu nô lệ. Nó được phản ảnh trên rất nhiều phương diện. Trước hết, hình thức pháp luật trong thời kì đầu chủ yếu là pháp luật bất thành văn, và tồn tại dưới hình thức lệnh miệng là phổ biến. Những khẩu dụ của Hãn và các vị Bối Lặc được coi là pháp luật tối cao, có giá trị bắt buộc với mọi người. Đồng thời, Hãn với tư cách là người đứng đầu nhà nước, nhưng cũng đồng thời là gia trưởng của tộc Nữ Chân. Do vậy, thời kì này nổi lên một điểm đặc thù của pháp luật nhà nước Hậu Kim là quốc pháp và gia pháp đôi khi hợp nhất. Bên cạnh đó, thời kì đầu khi nhà nước của người Mãn Châu được thành lập, những dấu ấn của xã hội thị tộc vẫn còn rất đậm nét và hình thức pháp luật chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ xã hội vẫn là tập quán pháp.

Với những biện pháp cải cách của Hoàng Thái Cực, đặc biệt là chủ trương học tập và tiếp thu thành tựu văn hóa, văn minh của triều Minh đã khiến cho xã hội Mãn Châu chuyển mình nhanh chóng. Trên phương diện pháp luật, với tư cách là người đứng đầu quốc gia, và với mong muốn tập trung quyền lực vào tay mình, Hoàng Thái Cực đã chủ trương dùng pháp luật để đẩy mạnh quá trình phong kiến hóa của tộc Mãn Châu. Một mặt, ông tiếp tục thực thi chính sách coi trọng và đề cao pháp luật. Mặt khác, ông đẩy mạnh hoạt động lập pháp. Điều này đã khiến cho pháp luật triều Thanh có bước tiến nhanh chóng không chỉ về hình thức pháp luật, nội dung pháp luật mà cả kĩ thuật lập pháp. Dưới thời kì Hoàng Thái Cực, mặc dù tập quán pháp và mệnh lệnh vẫn là hình thức pháp luật phổ biến và chiếm vị trí quan trọng nhưng pháp luật thành văn đã xuất hiện ngày càng nhiều dưới hình thức là các văn bản pháp luật đơn hành. Đánh dấu bước tiến của pháp luật thời kì này là việc biên soạn và ban hành bộ hội điển đầu tiên của triều Thanh – “Sùng Đức hội điển”. Bộ hội điển này mặc dù học theo cách biên soạn hội điển của triều Minh nhưng nó có ý nghĩa quan trọng, đã khơi dòng cho hoạt động lập pháp của triều Thanh giai đoạn sau. Đồng thời nó cũng chứng minh pháp luật triều Thanh đã chuyển biến từ pháp luật chiếm nô sang pháp luật phong kiến.

Từ khi vào đất Hán, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn mà hoạt động lập pháp được các vị hoàng đế Đại Thanh chú trọng hơn bao giờ hết. Những kinh nghiệm lập pháp trong giai đoạn khai quốc đã là cơ sở nền tảng để triều Thanh nhanh chóng xây dựng nền pháp chế phong kiến đáp ứng nhu cầu chủ quan và khách quan của thời đại. Thời kì cai trị của các vị hoàng đế Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính là thời kì pháp luật triều Thanh đẩy mạnh quá trình phong kiến hóa và cho đến thời kì Càn Long thì quá trình đó hoàn thiện về cơ bản. Đây là thời kì vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của chế độ pháp luật triều Thanh, là thời kì đạt được nhiều thành tựu rực rỡ không chỉ về số lượng các văn bản pháp luật mà còn về nội dung pháp luật, kĩ thuật và trình độ lập pháp. Triều Thanh trên cơ sở tiếp thu chế độ pháp luật triều Minh đã phát triển và tiến tới ngày càng hoàn thiện. Về hình thức phát luật, cơ bản là sự tiếp thu các hình thức pháp luật của các vương triều phong kiến Hán tộc trước đó, mà trực tiếp nhất là triều Minh. Kĩ thuật lập pháp cũng học theo triều Minh trong việc biên soạn “Đại Thanh luật lệ”, các bộ “Hội điển” và các văn bản pháp luật khác. Nội dung pháp luật đã thể chế hóa những tư tưởng, quan điểm luân lý truyền thống của người Hán vào trong pháp luật. Những quy định của pháp luật đều hướng tới bảo vệ cơ sở nền tảng kinh tế, chính trị, tư tưởng cho sự tồn tại của vương triều phong kiến. Tất cả điều này đã đưa đến kết quả pháp luật triều Thanh thời kì này từ nội dung đến hình thức đều mang những đặc điểm của pháp luật phong kiến Trung Quốc - một nền pháp luật Nho giáo.

Quá trình phong kiến hóa với việc tiếp thu nền văn minh chính trị pháp lý của Hán tộc giúp cho triều Thanh đã xây dựng được một nền pháp chế ngày càng hoàn thiện. Nó đã đáp ứng nhu cầu cai trị và bảo vệ nền thống trị của triều Thanh. Đồng thời cũng là nhân tố góp phần duy trì sự vững bền của một vương triều dân tộc thiểu số cai trị người Hán văn minh trong suốt thời gian hơn 200 năm. Không những vậy, vương triều đó còn có đóng góp quan trọng trọng việc hệ thống, tổng kết và phát triển các thành tựu pháp luật truyền thống Trung Quốc, để lại các giá trị văn hiến pháp luật quý báu. Vì vậy, không ngạc nhiên khi các nhà nghiên cứu pháp luật Trung Quốc và thế giới coi triều Thanh là vương triều tổng kết và hoàn thiện nền pháp chế truyền thống Trung Hoa.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)