Hoạt động lập pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 38)

7. Bố cục của đề tà

1.3.2. Hoạt động lập pháp

Hoạt động lập pháp của triều Mãn Thanh trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó mỗi giai đoạn, xuất phát từ thực tế lịch sử, từ nhu cầu chính trị, xã hội, từ trình độ lập pháp mà có đặc điểm và nội dung khác nhau. Từ khi triều Thanh khai quốc cho đến chiến tranh Nha Phiến năm 1840, hoạt động lập pháp của triều Thanh có thể chia thành 2 giai đoạn lớn.

1.3.2.1.Hoạt động lập pháp trong thời kì triều Thanh khai quốc.

Thời kì triều Thanhkhai quốc là chỉ thời kì lịch sử từ năm Vạn Lịch thứ 44 (1616),

Nỗ Nhĩ Cáp Xích kiến lập chính quyền Hậu Kim, đến khi tiến vào Trung Nguyên năm Sùng Trinh thứ 17, tức là năm 1644, khi Hoàng đế Thuận Trị thiên đô về Bắc Kinh.

Chế độ pháp luật của thời kì triều Thanh khai quốc là một nội dung quan trọng trong lịch sử pháp luật Trung Quốc, từ tư tưởng lập pháp, nguyên tắc lập pháp, quy phạm pháp luật và điều luật đều chứa đựng rất nhiều đặc sắc dân tộc.

Năm Vạn Lịch thứ 44 Nỗ Nhĩ Cáp Xích lập chính quyền Hậu Kim, đẩy mạnh hoạt động lập pháp. Theo “Thanh Thái Tổ triều lão Mãn văn đang sách” ghi chép: “Anh

Minh Hãn6

“thành công trị lí chinh phục quốc nhân, chế giữ bạo loạn, bình định đạo tặc, kiến lập các loại pháp chế” (Anh Minh Hãn thành công trong việc chinh phục nhân dân trong nước, bình định được những lực lượng phản loạn, bắt đầu xây dựng pháp luật). [28;276]

Hình thức pháp luật quan trọng nhất của thời kì Nỗ Nhĩ Cáp Xích là dụ lệnh của ông, cho dù là đối với cả nước, đối với gia tộc đều có sức ràng buộc phải tuân thủ, làm trái dụ lệnh liền cấu thành trọng tội bị xử tội chết. Ngoài dụ lệnh của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, các quy tắc miệng của các Bối Lặc, nghị định hoặc “văn thư” của Bát vương công bố, cũng là một loại hình thức pháp luật.

Việc chế định pháp luật thành văn được bắt đầu từ sau khi tiến vào khu vực Liêu Thẩm. Năm Thiên Mệnh thứ 6 (1621), Nỗ Nhĩ Cáp Xích tiến vào khu vực Liêu Thẩm, đối mặt với tình thế nghiêm trọng “những kẻ phản loạn liên tiếp nổi dậy”, các nơi “nhân dân đánh giết Bát Kỳ quan binh”, đã ra tuyên bố “Cấm đơn thân hành lộ dụ” (dụ cấm một mình đi đường), quy định: “phải tập trung 10 người trở lên, kết nhóm cùng đi, nếu chỉ có 9 người cùng đi, cho phép lập tức bắt lại, phạt 9 tiền, 8 người phạt 8

tiền…năm người trở xuống phạt 5 tiền”7. “Cấm đơn thân hành lộ dụ” này chính là một

văn bản pháp luật thành văn đơn hành.

Hoạt động lập pháp trong thời kì Nỗ Nhĩ Cáp Xích mặc dù đã được tăng cường, nhưng nhìn tổng thể mà nói vẫn rất sơ sài, thường được gọi là “tập quán còn rất đậm nét, chính quyền giản đơn, chủ yếu là lệnh, roi vọt, trảm quyết mà hành sự”8

Hoàng Thái Cực được các Bối Lặc trong Bát Kỳ ủng hộ trở thành người thừa kế ngôi vị Hãn vào năm Thiên Mệnh thứ 11 (1626). Tháng 10 năm Thiên Thông thứ 10 (1636), xưng hoàng đế, lập nước Đại Thanh, cải niên hiệu là Sùng Đức. Hoàng Thái Cực tại vị tổng cộng là 17 năm. 17 năm này là giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử khai quốc của dân tộc Mãn Châu, cũng là thời kì tiến một bước trong giao lưu văn hóa pháp luật Mãn Hán và sự chuyển mình nhanh chóng của chế độ pháp luật Mãn Thanh.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)