Cải thổ quy lưu là chính sách của triều đình Thanh được đẩy mạnh từ thời Ung Chính, áp dụng với một số khu vực dân tộc thiểu số trong đó có người Miêu Đây là chính sách xóa bỏ chế độ thổ ty ở khu vực dân tộc thiểu số, là

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 57)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

24Cải thổ quy lưu là chính sách của triều đình Thanh được đẩy mạnh từ thời Ung Chính, áp dụng với một số khu vực dân tộc thiểu số trong đó có người Miêu Đây là chính sách xóa bỏ chế độ thổ ty ở khu vực dân tộc thiểu số, là

kiến. Trong quá trình phong kiến hóa đó, giai cấp thống trị triều Thanh đã tiếp thu rất nhiều yếu tố của văn hóa Hán, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng đều có những biến đổi, có sự đan xen giữa yếu tố cũ và yếu tố mới. Dù cho xu hướng vượt trội là Hán hóa nhưng rất nhiều yếu tố mang tính chất phong tục tập quán của người Mãn vẫn được bảo lưu.

Để đáp ứng yêu cầu chinh phục triều Minh, cần phải xây dựng một thiết chế trung ương tập quyền vững mạnh. Do vậy, các hoàng đế Mãn Thanh thông qua nhiều biện pháp từng bước hạn chế thế lực của các Vương, Bối Lặc trong Bát Kỳ, đồng thời giành lấy hoàng quyền chí cao vô thượng của mình. Quá trình đó cũng là quá trình các hoàng đế triều Thanh từng bước kiến lập một thiết chế chính trị pháp lý ngày càng hoàn thiện theo hướng học theo mô hình của triều Minh. Song song với việc kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, các hoàng đế triều Thanh đã nhận thức được vai trò của pháp luật với tư cách là công cụ đấu tranh với những tập quán lạc hậu trước đây và cũng là công cụ hữu hiệu để giúp họ quản lý đất nước, với tay dài hơn, chi phối và kiểm soát mọi lĩnh vực. Thông qua pháp luật họ cũng đẩy nhanh hơn quá trình phong kiến hóa đất nước và xác lập địa vị thống trị của mình trên đất Trung Nguyên. Thêm vào đó là thực tế đời sống chính trị, kinh tế xã hội có rất nhiều biến động. Đặc biệt là từ sau khi vào Trung Nguyên, mâu thuẫn xã hội đặc biệt là mâu thuẫn dân tộc trở lên gay gắt, mâu thuẫn giữa quý tộc Mãn với địa chủ Hán, mâu thuẫn trong nội bộ quý tộc Mãn Châu…Tất cả tình hình đó đặt ra yêu cầu triều Thanh cần đẩy nhanh việc lập pháp kiến chế. Vì vậy, hoạt động lập pháp của triều Thanh từ sau khi tiến vào Bắc Kinh đã được xúc tiến với tốc độ nhanh chóng, toàn diện và đạt được những thành quả vô cùng rực rỡ. Có thể nói, trải qua mấy triều đại từ Hoàng Thái Cực đến Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long thể chế pháp lý của triều Thanh đã tiến những bước dài, đã đi từ một nền pháp chế chiếm hữu nô lệ sang nền pháp chế phong kiến.

Quá trình lập pháp của triều Thanh từ khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích khai quốc đến trước chiến tranh Nha Phiến (1840) diễn ra qua 2 giai đoạn cơ bản. Tuy nhiên, hai giai đoạn này là sự kế thừa và phát triển nhau, cùng nằm trong tiến trình phát triển của lịch sử pháp luật triều Thanh. Trong đó, mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng và có vai trò khác nhau đối với lịch sử triều Thanh. Nếu như trong giai đoạn đầu, hoạt động xây dựng pháp luật triều Thanh mới đặt những viên gạch đầu tiên, hình thức pháp luật chủ yếu vẫn là bất thành văn và dấu ấn của tập quán pháp vẫn còn sâu sắc thì giai đoạn sau, đặc biệt là từ khi vào Trung Nguyên, pháp luật phong kiến thành văn đã cơ bản thay thế,

các hình thức pháp luật phong phú, nội dung ngày càng mở rộng. Nếu như hoạt động lập pháp giai đoạn đầu có vai trò rất quan trọng trong việc xúc tiến quá trình phong kiến hóa của nhà nước Mãn Châu, thì pháp luật giai đoạn sau lại trở thành công cụ để triều Thanh xác lập địa vị thống trị của mình ở đất Trung Hoa, củng cố mọi mặt của nhà nước phong kiến đa dân tộc thống nhất. Những thành quả lập pháp của triều Thanh từ khi khai quốc Hậu Kim cho đến thời Gia Khánh, Đạo Quang đã trở thành điểm sáng trong lịch sử pháp luật phong kiến, chứa đựng rất nhiều đặc sắc và được đánh giá là sự tổng kết, phát triển và hoàn thiện chế độ pháp luật truyền thống Trung Hoa.

Chƣơng 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TRIỀU THANH 2.1. Tƣ tƣởng pháp luật

2.1.1. Tư tưởng “tham Hán chước Kim”, “tường dịch Minh Luật, tham dĩ quốc chế” (“参汉酌金”与“详译明律、参以国制”) (tham khảo pháp luật của người Hán, chế” (“参汉酌金”与“详译明律、参以国制”) (tham khảo pháp luật của người Hán, lựa chọn tập quán phù hợp của người Mãn, xem xét kĩ càng luật triều Minh, lấy đó để xây dựng pháp chế của quốc gia)

Giai cấp thống trị triều Thanh từ thời kì Ngoại Quan đã rất coi trọng việc xây dựng pháp luật. Từ Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã coi pháp luật là “vi quốc chi đạo”. Đến Hoàng Thái Cực, ông không chỉ kế thừa tư tưởng truyền thống coi trọng pháp chế của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, mà còn đề cao nó trở thành yếu tố quan trọng của việc trị quốc. Đồng thời, ông rất quan tâm đến việc tổng kết bài học lịch sử của các triều đại trước, ông nói: “nhìn các triều đại trước, người nào hằng lo toan trị nước yên dân, pháp chế tường minh, phúc nước tất lâu bền; người nào lười nhác, bỏ mặc quốc sự, vứt bỏ kỉ cương, thế nước

tất nguy”25. Để đôn đốc, khích lệ quý tộc, những người có công và những người thân

thích phụng pháp chấp pháp, ông tự mình đi đầu trong việc chấp pháp, và công khai

biểu thị: “trẫm nếu như phế pháp, ai phục phụng pháp”26. Từ thực tiễn lịch sử và nhận

thức được vai trò quan trọng của pháp luật trong việc trị quốc an dân, Hoàng Thái Cực đã tích cực đẩy mạnh hoạt động lập pháp. Có thể nói, thời kì Hoàng Thái Cực tại vị là thời kì vô cùng quan trọng trong lịch sử triều Thanh khai quốc. Ông đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trên nhiều phương diện, đưa tới sự lớn mạnh vượt bậc của triều Thanh. Đặc biệt trong nhận thức, Hoàng Thái Cực đã rút bài học từ cha mình, ông đã nhận thấy tính tất yếu trong việc tiếp thu văn hóa Hán. Trên phương diện pháp luật, để phù hợp với những quan hệ xã hội mới phát sinh và yêu cầu chính trị, Hoàng Thái Cực đã đề xuất tư tưởng pháp luật chỉ đạo là “tham Hán chước Kim”. “Tham Hán” chính là xem xét, tiếp thu chế độ pháp luật của người Hán lấy pháp luật phong kiến triều Minh làm đại biểu. “Chước Kim” là căn cứ vào sự tiến bộ của thời đại mà chọn hay bỏ một số tập quán pháp cố hữu của Mãn Châu. Tư tưởng pháp luật tiến bộ này đã chỉ đạo hoạt động lập pháp của triều Thanh đặc biệt là dưới thời kì Hoàng Thái Cực, từ đó hình thành nên những nét đặc sắc trong nền pháp chế triều Thanh mà giai đoạn sau không có được.

25

“Thanh Thái Tông thực lục”, quyển 36, trang 13 [26;220]

Trong hoạt động giao lưu với văn hóa tiên tiến của Hán tộc, Hoàng Thái Cực đã tiếp thu việc lấy luân lí đẳng cấp làm nội dung cơ bản của văn hóa pháp luật phong kiến. Ông đã ban hành nhiều lệnh, dụ liên quan đến trật tự luân lý Nho gia như: tháng 7 năm Thiên Thông thứ 5 (1631) ban hành Dụ cấm đồng tộc lấy nhau, ai vi phạm lấy tội gian mà xử. Tháng 3 năm Thiên Thông thứ 6 (1632), lại một lần nữa ra dụ cấm “con tố

cáo cha, vợ tố cáo chồng cho đến anh em ruột thịt tố cáo lẫn nhau”27. Tháng 6 năm

Thiên Thông thứ 10 (1636), Hoàng Thái Cực học theo sự khác biệt của tộc Hán, ban bố dụ quy định về sự khác nhau trong ứng xử trên dưới… Lấy “Thịnh Kinh định chế” làm sản phẩm và đại biểu cho con đường lập pháp “tham Hán chước Kim” của Hoàng Thái Cực. Tháng 4 năm Thiên Thông thứ 8 (1634), Hoàng Thái Cực đã thân minh “sáng nghiệp quốc gia, các loại chế độ, không theo như cũ” [25;397]. Ông đã xác định, đồng thời với việc kiên trì sáng lập chế độ của đất nước, cần lấy gương điển chương chế độ của triều Minh để học tập. Do vậy, không khó khăn khi lí giải tại sao thời kì

Hoàng Thái Cực lại lấy “Thập ác”28

vào luật, nhưng lại bỏ “Bát nghị”29; tại sao ở mức độ nhất định đã cổ vũ và bảo vệ cho nô bộc tố cáo gia chủ; tại sao có người thế chức phạm tội vô ý thông thường tuy có thể lấy hình phạt chuộc tội (bằng tiền) để thay thế, nhưng thế chức càng cao thì phạt chuộc càng nặng; tại sao không theo phục chế định tội, không thực hiện trách nhiệm liên đới đối với những người trong dòng tộc, trảm quyết phạm nhân không cần chờ thời tiết, cha mẹ đang biệt tích mà chia tài sản lại không là tội…đều là xuất phát từ tình hình trong nước Mãn Châu ở thời kì đầu, là kết quả một thời kì thực hiện “tham Hán chước Kim”.

Thế lực Mãn Châu sau khi vào Trung Nguyên, đối diện với hoàn cảnh thống trị thay đổi vô cùng lớn, thêm vào đó là mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt, giai cấp thống trị triều Thanh đã nhanh chóng áp dụng chính sách liên hợp với giai cấp địa chủ và quan lại Hán, hoàn toàn kế thừa chế độ chính trị pháp luật triều Minh. Trong tư tưởng lập pháp của họ cũng kế thừa tư tưởng pháp luật chính thống Nho gia, “minh hình bật giáo”. Tập đoàn thống trị Mãn Châu nhận thức được rằng, muốn thống trị dân tộc Trung Hoa mà dân tộc Hán chiếm đa số, thì cần phải đề cao tư tưởng chính thống Nho gia, và lấy đó làm tư tưởng chỉ đạo cho hoạt động lập pháp. Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng đó, những quy định pháp luật về lễ giáo cương thường được triều Minh đặt ra

27

“Thanh Thái Tông thực lục”, quyển 11, trang 19 [25;396]

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 57)