Trong “Đại Thanh luật lệ Hộ luật Hôn nhân Điều 101” có quy định: “chưa thành hôn mà trai gái có người phạm tội gian dâm, trộm cắp thì cho phép được lấy vợ khác, chồng khác”.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 99)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

84 Trong “Đại Thanh luật lệ Hộ luật Hôn nhân Điều 101” có quy định: “chưa thành hôn mà trai gái có người phạm tội gian dâm, trộm cắp thì cho phép được lấy vợ khác, chồng khác”.

phạm tội gian dâm, trộm cắp thì cho phép được lấy vợ khác, chồng khác”.

85

Thất xuât: vô tử, dâm dật, không phụng sự bố mẹ chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông, phong hủi; Tam bất khứ: Đã để tang nhà chồng 3 năm, khi lấy nhau nghèo sau giàu có, khi lấy nhau có người thân nhưng khi bỏ nhau thì không có người thân để về; Nghĩa tuyệt: đánh ông bà, cha mẹ vợ, giết ông bà ngoại, chú bác và anh chị em của vợ, vợ đánh chửi cha mẹ chồng, giết hay đánh bị thương ông bà ngoại chồng, chú bác, anh em, chị em nhà chồng, vợ

thành có thể tách ra ở riêng. Tuy nhiên trong quá trình Hán hóa, chế độ gia đình gia trưởng cũng ngày càng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia và cũng ngày càng được hoàn thiện.

Thứ nhất: chế độ gia đình phu quyền. Trong quan hệ vợ chồng, luật Thanh đã xác nhận quyền giám hộ của người chống đối với người vợ. Người vợ không có quyền chi phối đối với tài sản của gia đình. Nếu như thê thiếp kiện chồng, và con cháu kiện ông bà, cha mẹ thì cùng tội, phạt 100 trượng, đồ 3 năm, vu cáo phạt giảo. Vợ đánh chồng, cho dù có thương tích hay không, phạt 100 trượng, bị tổn thương nặng phạt nặng hơn người thường 3 cấp, đánh đến chết, xử trảm. Cố ý mưu sát chồng mình, xử lăng trì. Nhưng chồng đánh vợ bị thương nhẹ, không bị tội, bị thương nặng, xử nhẹ so với người thường 2 bậc. Vợ không được phép tố cáo chồng, trừ khi chồng phạm phải trọng tội là mưu phản, mưu đại nghịch, nhưng bản thân người vợ nếu tố cáo chồng thì cũng bị tội, vì đã phạm phải tội “can danh phạm nghĩa”, sẽ bị chế tài pháp luật. Ngược lại, người chồng trong những trường hợp nhất định được phép bán vợ làm thê thiếp của người khác.

Thứ hai, chế độ gia đình gia trưởng. Luật Thanh thừa nhận địa vị thống trị của phụ

quyền. Trong gia đình, luật Thanh quy đinh “nhất hộ nhân khẩu, gia trưởng vi chủ”86.

Gia trưởng có nhiệm vụ thống trị, cai quản trong một gia đình. Gia trưởng được hưởng quyền chi phối đối với tài sản của gia đình. Luật Thanh quy định: “ti ấu tự tiện, trộm dùng tài sản” cứ 20 quan phạt 20 roi, cứ thêm 20 quan thì tăng thêm 1 bậc, tội nặng nhất cũng chỉ phạt 100 trượng. Khi ông bà, cha mẹ còn sống mà con cháu chia tài sản thì mắc vào tội “bất hiếu”. Gia trưởng cũng có quyền trừng phạt đối với con cháu, “con cháu mà trái lời giáo huấn thì cứ theo pháp luật mà quyết định hình phạt, vô tình mà

đánh đến chết thì không bị tội”87

Pháp luật còn giao cho gia trưởng quyền răn đe, có thể yêu cầu quan phủ thay mình trừng phạt. Các thành viên trong gia đình nếu vi phạm các điều cấm của pháp luật thì gia trưởng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

* Chế độ thừa kế

Chế độ thừa kế của triều Thanh trước và sau khi vào Trung Nguyên cũng có những bước chuyển theo hướng ngày càng chịu ảnh hưởng của chế độ triều Minh. Dưới thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích, mặc dù với chế độ gia đình gia trưởng phụ hệ, người gia trưởng có quyền lực tuyệt đối với tài sản, nhưng trong chế độ thừa kế vẫn còn ảnh hưởng nhiều của phong tục tập quán. Người cha khi còn sống đã đem chia tài sản cho các con trai

86

“Đại Thanh luật lệ hối tập tiện lãm” “Hộ luật” “Tập chú” [25;429]

trưởng thành khi họ tách ra sống riêng, việc được cha chia cho nhiều hay ít tài sản là phụ thuộc vào cảm tình của người cha với con. Đồng thời cũng chưa có sự phân biệt đích trưởng tử cũng như là con của vợ chính hay thê thiếp. Thời kì này, thê thiếp được coi như tài sản của gia trưởng, vì thế người chồng mà chết, dù không có con thì người vợ cũng không được kế thừa tài sản của chồng. Đến thời Hoàng Thái Cực mới bắt đầu cho phép vợ kế thừa tài sản của chồng nhưng chỉ giới hạn trong gia đình của “công thần” mà thôi. Từ sau khi Hoàng Thái Cực lên ngôi, đặc biêt là sau khi đổi tên nước là Thanh, nhằm đẩy nhanh quá trình phong kiến hóa, ông đã tiến hành cải cách chế độ thừa kế theo hướng Hán hóa.

Thừa kế dưới triều Thanh phân thành thừa kế thân phận và thừa kế tài sản. Thừa kế thân phận bao gồm thừa kế tông khiêu (thờ cúng, miếu thờ) và thừa kế tước phong. Thừa kế tông khiêu (tông là miếu của tổ gần, khiêu là miếu của tổ xa) thông thường lấy đích trưởng tử (con trai cả của vợ cả) làm người thừa kế thứ nhất theo trình tự mà pháp luật quy định, nếu không có đích trưởng tử thì lập đích trưởng tôn (cháu trai trưởng), sau đó đến đích thứ tử (con thứ của vợ cả), đích thứ tôn (cháu trai của vợ cả), thứ trưởng tử (con trai cả của vợ thứ), thứ trưởng tôn (cháu trai cả của vợ thứ), thứ thứ tử (con trai thứ của vợ thứ), thứ thứ tôn (cháu trai của vợ thứ), cứ theo thứ tự đó mà thừa kế. Nếu như vi phạm trong việc lập đích tử, phạt 80 trượng, lấy đó để thấy rõ tính nghiêm ngặt của chế độ tông pháp truyền thống. Nếu như con cháu đích thứ đều không có, là tuyệt hộ, phương pháp “lập thừa” của những trường hợp đó như sau: “nếu như không có con cho phép lấy con cháu đồng tông theo chiêu mục tương đương88

làm người thừa kế, trước hết phải lấy hết người đồng phu đồng tông, thứ đến là đại công, tiểu công, ti ma, nếu như đều không có, cho phép chọn lựa lập người bà con xa cùng họ làm người thừa kế” [25;430]. Do triều Thanh coi trọng thừa kế theo quan hệ huyết thống, vì thế đã cấm nuôi nghĩa tử khác họ, người nào vi phạm phạt 80 trượng. Người trong Bát Kỳ không có người kế tự, tuy có thể cho người thân thuộc khác họ thừa kế, nhưng yêu cầu phải có cha đẻ 2 bên, tộc trưởng cho đến người cai quản Tham tá đều phải cam kết, chuyển sang bộ Hộ lập hồ sơ. Do đề cao người lập thừa kế cần theo lệ chiêu mục tương đương, vì thế không được thay đổi tôn ti trật tự. Nhưng cho phép con một được thừa tự 2 nhà, gọi là “tiểu tông khả tuyệt, đại tông bất khả tuyệt” [25;430].

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 99)