Những quy định trong lĩnh vực dân sự có bước tiến bộ

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 135)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

108 Ví dụ như điều 348: Lăng mạ sứ thần và trưởng quan sở tạ i, điều 349: Quan tá chức và quan Thống thuộc

3.1.8. Những quy định trong lĩnh vực dân sự có bước tiến bộ

Mặc dù pháp luật triều Thanh trên lĩnh vực hình sự có phần tăng cường tính hà khắc so với pháp luật các triều đại trước. Nhưng trên một số phương diện khác, đặc biệt là dân sự cũng có những bước tiến bộ đáng ghi nhận.

Để thích ứng với những biến động của đời sống kinh tế xã hội và để đáp ứng nhu cầu củng cố cơ sở nền tảng phong kiến cho vương triều, từ sau khi vào Bắc Kinh, triều Thanh đã thực thi nhiều chính sách kinh tế, xã hội có bước đột phá. Những biện pháp này đã góp phần đảm bảo cho nền cai trị của triều Thanh ở Trung Nguyên được xác lập vững chắc. Đồng thời góp phần duy trì cơ sở của chế độ phong kiến đang bước vào giai đoạn cuối.

Trong lĩnh vực hộ tịch, dưới triều Thanh với những chính sách xóa bỏ tượng tịch, cho phép nô tì khai hộ thành dân, khai khoát tiện dân tiện tịch…thực sự là một bước tiến quan trọng so với các triều đại trước. Nó đã góp phần xóa bỏ những trói buộc về hộ tịch truyền đời đối với người dân, cho phép họ tự do lựa chọn công việc. Điều này một mặt góp phần giải quyết những biến động của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu khách quan. Mặt khác góp phần giảm bớt mâu thuẫn giai cấp trong xã hội. Việc những người thuộc những thành phần thấp hèn trong xã hội được cải tịch thành dân có ý nghĩa quan trọng, họ vừa có thể được tự do về thân thể vừa có được những quyền lợi chính trị, kinh tế nhất định. Ví dụ như những người tiện dân, tiện tịch khi khai hộ thành dân thì con cháu họ các đời sau có thể học hành, và được phép tham gia dự thi để nhập vào hàng sĩ.

Để ổn định trật tự xã hội, đảm bảo phần nào đời sống của những người dân, giảm bớt tình trạng cường hào ức hiếp dân, triều Thanh đã thực hiện chính sách nghiêm cấm việc đem điền hộ ức hiếp làm nô, nghiêm cấm việc chủ nợ ép con nợ lấy thân chiết nợ,

hạn chế lợi tức vay tiềnNhững chính sách này chính là sự khống chế của pháp luật

vệ thân phận và đời sống của người dân nghèo. Đặc biệt, triều Thanh là vương triều

đầu tiên thực hiện chính sách “than đinh nhập mẫu”. Đây là một chính sách rất tiến bộ

so với các triều đại trước đó. Nó có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho người nông dân giảm bớt gánh nặng tô thuế theo đầu người kéo dài trong suốt hai nghìn năm, giảm bớt sự trói buộc của người nông dân vào ruộng đất, có tác dụng quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Nó là một bước tiến trong việc giải phóng sức sản xuất của người lao động, giúp cho người lao động có được thân phận tương đối tự do so với giai đoạn trước.

Trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, mặc dù pháp luật triều Thanh tăng cường hơn nữa bảo vệ chế độ gia đình gia trưởng, nhưng so với các triều đại trước cũng có những quy định tương đối tiến bộ. Ví dụ như việc chia đều tài sản cho các con trai không phân biệt con vợ cả hay vợ thứ, con do thê, thiếp, nàng hầu sinh ra cũng đã thể hiện một bước tiến mới trong lĩnh vực thừa kế. Hoặc trong vấn đề chấm dứt hôn nhân, việc

xử lí những vấn đề liên quan đến “nghĩa tuyệt” thì luật Thanh so với luật Đường có 2

điểm không giống nhau:

Thứ nhất, trong điều 116 “Bỏ vợ” Đại Thanh luật lệ phần tập chú có chép: “ân nghĩa đoạn tuyệt là nói ân tình lễ ý của vợ chồng đã trái ngược trở ngại, tức là ân nghĩa đã đoạn tuyệt. Trong luật không thấy ghi chép đầy đủ sự việc, nhưng thấy chép tản mạn trong các điều. Việc dứt tuyệt nghĩa tình nói đến cũng không giống nhau, có trường hợp theo pháp luật bắt phải li dị, không cho hòa hợp, chẳng hạn nói: “bắt li dị trở về với bản tông, bắt li dị với cả 2 bên…” giống như trường hợp đáng li dị mà không li dị ở điều này. Có trường hợp đáng li dị mà lại cho đoàn tụ, chẳng hạn nói: “thuận tình ở lại thì cho phép, thuận tình li dị thì cho phép”…giống như trường hợp tùy chồng gả bán ở điều này”.

Căn cứ vào đoạn chú giải trên, đối với trường hợp nghĩa tuyệt giải quyết theo luật Thanh thì kết quả có 2 trường hợp: có thể li dị hoặc có thể cho phép quay lại với nhau. Trái lại, luật Đường thì tuyệt đối không được phép, luật Đường quy định: “nghĩa tuyệt bắt buộc phải li dị, người nào vi phạm không chịu bỏ mà quay lại sống với nhau thì phạt đồ 1 năm” [50;9]

Thứ hai, “nghĩa tuyệt” không chỉ là điều kiện li hôn của vợ chồng đã kết hôn, mà nó còn là điều kiện để giải trừ hôn ước đối với những trường hợp mới định hôn mà chưa cưới hỏi. Trong khi luật từ Đường Tống về sau đều quy định hôn ước một khi đã

được thành lập, không cho phép hối hôn, nhất là đối với phía người phụ nữ thì càng không được phép.

Rõ ràng đây cũng là một điểm tương đối tiến bộ và có phần mở hơn so với những quy định của các triều đại trước đó.

Một số đặc điểm cơ bản trên thể hiện những sắc thái riêng của pháp luật triều Thanh so với pháp luật phong kiến truyền thống Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 135)