Pháp luật dân tộc có nhiều bước tiến.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 133)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

108 Ví dụ như điều 348: Lăng mạ sứ thần và trưởng quan sở tạ i, điều 349: Quan tá chức và quan Thống thuộc

3.1.7. Pháp luật dân tộc có nhiều bước tiến.

Triều Thanh là một quốc gia đa dân tộc thống nhất có phạm vi lãnh thổ rộng lớn nhất so với các triều đại phong kiến Trung Quốc trước đó (trừ triều Nguyên). Trong quá trình chinh đoạt mở rộng lãnh thổ, nhiều dân tộc thiểu số đã sáp nhập vào bản đồ Đại Thanh, trở thành một bộ phận dân cư của nước Mãn Thanh. Dưới triều Thanh, lịch sử dân tộc Trung Hoa lại diễn ra một cuộc đại dung hợp dân tộc và văn hóa, khiến cho thành phần dân cư ngày càng phức tạp, phong phú. Triều Thanh cũng là vương triều có dân số lớn nhất so với các triều đại trước đây, có nhiều dân tộc thiểu số nhất. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu cai trị và quản lý, đảm bảo sự thống nhất của một quốc gia đa dân tộc, giữ vững ổn định biên cương, triều Thanh bên cạnh việc tăng cường quản lý quân sự, bằng cách thiết lập hệ thống quân sự đồn trú các nơi, còn thông qua công cụ pháp luật để tăng cường quản lý mọi mặt về hành chính và tư pháp. Đáp ứng nhu cầu đó, triều Thanh rất chú trọng xây dựng cơ chế pháp lý để điều chỉnh các quan hệ ở khu vực các dân tộc thiểu số, từ đó tăng cường hoạt động lập pháp dân tộc. Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng “nhân tục chế nghi, Hoa di bính dụng”, “Nhân địa chế nghi, nhân thời lập pháp” hoạt động lập pháp dân tộc của triều Thanh đã đạt được những thành tựu to lớn, hình thức pháp luật phong phú, nội dung pháp luật ngày càng hoàn thiện. Điều này thể

hiện trước hết ở số lượng các văn bản pháp quy liên quan đến các dân tộc mà triều Thanh ban hành chiếm một số lượng rất lớn, có thể kể tới một số văn bản điển hình như: Mông Cổ luật lệ, Lí Phiên Viện tắc lệ, Hồi Cương tắc lệ, Lục Bộ chương trình... Ở mỗi khu vực ban hành những văn bản pháp luật khác nhau, phù hợp với đặc điểm từng khu vực, từng dân tộc. Ở mỗi thời điểm khác nhau, xuất phát từ hoàn cảnh thực tiễn lại có sự điều chỉnh hoặc ban hành những văn bản mới cho phù hợp. Ví dụ ở khu vực Tây Tạng, triều Thanh đã ban hành nhiều văn bản pháp luật ở từng thời kì khác nhau: Năm Càn Long thứ 16 ban hành “Chước định Tây Tạng thiện hậu chương trình”, năm Càn Long thứ 54 ban hành “Thiết trạm định giới sự nghi”, năm Càn Long thứ 55 lại ban hành “Chước nghị Tạng trung các sự nghi”, năm Càn Long thứ 58 ban hành “Tạng nội thiện hậu chương trình”, năm Đạo Quang thứ 24 ban hành “Chước nghĩ tài cấm thương thượng tích lệ chương trình”, năm Quang Tự 33 lại ban hành “Tân trị Tạng chính sách đại cương”. 6 văn bản được ban hành vào các thời kì khác nhau, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể từng thời kì đã góp phần điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong khu vực Tây Tạng, trở thành các văn bản pháp quy cơ bản áp dụng cho khu vực này, và thường được gọi là “Lục bộ chương trình” (Sáu bộ chương trình).

Về hình thức pháp luật cũng rất phong phú, bao gồm các hình thức pháp luật chủ yếu như tập quán pháp, văn bản pháp luật (Tắc lệ, chương trình, lệ)…Nội dung pháp luật cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Các văn bản pháp luật dân tộc được ban hành chứa đựng những nội dung tương đối rộng, bao quát mọi lĩnh vực. Từ quản lý hành chính quy định về các cơ quan quản lý hành chính, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cách thức tổ chức và trình tự thủ tục làm việc, việc phong tước cho quan lại ở các khu vực đó. Cho đến những quy định về lĩnh vực hình sự: cơ quan xét xử, các cấp xét xử, trình tự xét xử, áp dụng pháp luật; lĩnh vực dân sự, kinh tế…cũng được quy định rất cụ thể, chi tiết với từng khu vực, từng dân tộc. Tất cả cho thấy tính toàn diện và tương đối hoàn bị của hệ thống pháp luật dân tộc của triều Mãn Thanh.

Cơ sở để triều Thanh lấy việc coi trọng xây dựng pháp luật dân tộc, và thu được những thành tựu vượt qua các thời đại, đầu tiên là nó gắn liền với đặc điểm lịch sử của dân tộc Mãn Châu – chủ thể của chính quyền. Dân tộc Mãn Châu là một dân tộc thiểu số, bắt đầu từ thời kì ngoài Trung Nguyên, đã chú ý thông qua các hình thức khác nhau để tăng cường liên minh dân tộc, lấy đó để làm nên thực lực của dân tộc nắm quyền trung tâm. Chính vì thế, từ sớm đã rất tích cực tiến hành xây dựng pháp luật dân tộc. Thứ 2, giai cấp thống trị triều Thanh, từ việc tổng kết các kinh nghiệm cai trị trong lịch

sử, trên phương diện lập pháp dân tộc đã áp dụng nguyên tắc “nhân tục chế nghi”, “nhân thời chế nghi”. Đây chính là sự tổng kết thành công những kinh nghiệm lịch sử. Cuối cùng, thời kì thống trị hơn 200 năm của triều Thanh, chính là thời kì văn hóa pháp luật của các dân tộc Trung Quốc có sự giao thoa, thẩm thấu và phát triển nhanh chóng. Chính trên cơ sở của cuộc đại hòa hợp văn hóa pháp luật đó mà các dân tộc thiểu số Trung Hoa đã ra nhập vào quỹ đạo pháp chế. Nó cũng là nhân tố để giúp cho việc lập pháp dân tộc triều Thanh tương đối thành thục, hệ thống và ổn định.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 133)