- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách
38 “Đại Thanh luật lệ Danh lệ Điều 32: Thân thuộc che dấu kẻ phạm tội”
đã tiến hành cải cách đối với hình phạt xuy, trượng vốn đã được định hình từ thời Tùy Đường. Cụ thể là: đã đem hình cụ dùng để hành hình đổi sang dùng trúc bản, ban đầu hình xuy dùng bản trúc nhỏ, hình trượng bản trúc lớn, sau đó là sử dụng cách tính hình phạt “đánh 4 chiết, lấy 5 làm bậc để tính dung sai các bậc, trừ đi số lẻ”. Đầu tiên vốn bị đánh 10 roi, sau khi tính đánh 4 chiết thì sẽ bị đánh 4 thước bản dẹt nhỏ, đánh 20 roi, sau khi tính đánh 4 chiết, lấy 5 làm bậc tính, trừ đi số lẻ thì phải đánh 5 thước bản nhỏ. Cứ theo cách tính đó thì hình xuy, trượng của triều Thanh được tính như sau: xuy 4 bản, xuy 5 bản, xuy 10 bản, xuy 15 bản, xuy 20 bản; trượng 20 bản, trượng 25 bản, trượng 30 bản, trượng 35 bản và trượng 40 bản. Những tội bị xử hình xuy, trượng đại đa số là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội nhỏ, không ảnh hưởng lớn tới trật tự thống trị phong kiến, cho nên đem những hình phạt của những tội này từ nặng chuyển thành nhẹ đã có lợi cho chính sách “minh đức an dân”, đã phản ảnh tư tưởng đề cao đức, thận trọng với hình phạt của giai cấp thống trị phong kiến Trung Quốc nói chung.
* Các hình phạt khác ngoài Ngũ hình
Triều Thanh cũng tuân theo triều Minh đưa hình phạt sung quân vào giữa hình lưu
và hình tử, phân thành 5 mức: phụ cận (2000 dặm), cận biên (2500 dặm), biên viễn (3000 dặm), cực biên, yên chướng (đều 4000 dặm), còn sáng tạo và đặt thêm hình phạt
“phát khiển”, tức là đem tội phạm phát vãng đến vùng biên cương, sung làm nô bộc cho quan binh trú phòng, nhưng cũng có phát khiển đến vùng biên cương làm sai dịch. Triều Thanh ngoài 2 hình phạt tử là trảm, giảo, còn định thêm các hình phạt tàn khốc như lăng trì, kiêu thủ, lục thi…
- Lăng trì: Phạm vi sử dụng khốc hình lăng trì của triều Thanh rất rộng. Triều Thanh ngoài việc kế thừa toàn bộ các điều khoản lăng trì của luật Minh, còn tăng thêm 9 điều 13 tội nữa như cướp tù, đào mộ phần, mưu giết người, giết một nhà 3 người, cưỡng bức người đến chết, đánh thương thầy dạy, đánh ông bà và bố mẹ, từ trong ngục trốn thoát khỏi trại giam và mưu giết chồng mình. Tội phạm bị lăng trì trước khi hành hình nếu tự nhiên chết, vẫn phải lục thi.
- Kiêu thủ, là chỉ việc chém đầu treo cao để thị chúng. Luật Thanh, tội phạm nên xử kiêu thủ, đều theo các quy định trong luật lệ nhà Minh, ban đầu chỉ giới hạn ở những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, sau này phạm vi sử dụng không ngừng mở rộng. Năm Gia Khánh thứ 6 (1801) đã mở rộng đến tội “giang dương đại đạo” (cướp ở sông biển). Năm Đạo Quang thứ nhất (1821)mở rộng đến tội phạm “trèo tường thành
ăn trộm”; năm Đạo Quang thứ 25 (1845), lại mở rộng đến tội “khống chế thủy thủ cướp của giết người”; năm Đồng Trị thứ 9 (1869) mở rộng đến tội “trộm cướp ở kinh thành và 2 huyện Đại Hưng, Uyển Bình”. Trong 202 điều lệ trảm quyết từ sau năm Đồng Trị thứ 9 thì có đến 48 tội danh trảm hậu kiêu thủ. Điều này cho thấy các thủ đoạn khủng bố, trấn áp của triều Thanh không ngừng được tăng cường. Chỉ có lệ là nữ phạm nhân thì không áp dụng hình phạt kiêu thủ.
- Lục thi, là chỉ việc trừng phạt đối với hành vi phạm tội khi còn sống của người đã chết, dù đã chết vẫn phải khai quan trảm lục thi thể của họ.
- Ngoài ra, tiếp tục sử dụng hình phạt thích chữ truyền thống, và hình phạt đeo
gông của thời Minh. Thích chữ là hình phạt chủ yếu áp dụng đối với tội trộm cắp. Giai
đoạn đầu của triều Thanh, đeo gông là hình phạt thay thế được ưu tiên đối với những người trong Kỳ phạm tội. Theo quy định “Kỳ nhân phạm tội….sung quân, lưu, đồ miễn phát khiển, cho đeo gông thay thế; người nào bị xử đồ 1 năm thì đeo gông 20 ngày, mỗi bậc tăng thêm 5 ngày; người nào bị xử lưu 2000 dặm, đeo gông 50 ngày, mỗi bậc cũng tăng thêm 5 ngày; người nào bị xử sung quân phụ cận thì đeo gông 70 ngày, cận biên, duyên hải, biên ngoại thì là 80 ngày, cực biên yên chướng là 90 ngày”39. Nếu như Kỳ nhân phạm tội mà thuộc loại lũy phạm (nhiều lần tái phạm), không biết xấu hổ, vô liêm sỉ, thì “xóa bỏ hồ sơ người trong Kỳ, mà cứ theo pháp luật
trừng trị”40. Về sau, việc mở rộng phạm vi sử dụng hình phạt gông đã phá vỡ giới hạn
giữa người Kỳ và người Hán. Đeo gông thường được áp dụng bổ sung cho tội phạm bị xử đồ, lưu, tử.
- Thục hình (hình phạt chuộc tiền): Năm Thuận Trị thứ 18 (1662), lần đầu tiên chế
định lệ “quan viên phạm tội lưu, đồ không áp dụng lấy cộng chuộc tội”41 . “Hình Bộ
hiện hành tắc lệ” ban hành năm Khang Hy thứ 18 (1679) có điều “điều lệ quy định về việc xét xử quan lại lầm lỡ phạm tội cho phép nộp tiền chuộc, giao cho các bộ nghị bàn xử lý”42. Biểu hiện rõ là “Chiếu lệ nạp thục” được chế định giữa những năm Khang Hy, đã bắt đầu thịnh hành. Triều Thanh, ngoại trừ phạm phải trọng tội “Thập ác bất xá” (phạm vào Thập ác tội không được xá miễn) thì những hành vi phạm tội thông thường của quan lại quyền quý cho tới người giàu có, đều có thể áp dụng các hình thức chuộc tiền khác nhau, miễn cho việc chịu hình phạt.
39 “Thanh sử cảo . Hình pháp chí nhị” [25;447] 40 “Thanh sử cảo . Hình pháp chí nhị”[25;447] 41 “Thanh sử cảo . Hình pháp chí nhị” [25;447] 42 “Thanh sử cảo . Hình pháp chí nhị” [25;448]
- Ngoài các hình phạt phổ biến trên, triều Thanh còn áp dụng một loại hình phạt
khác là khuyên cấm (vòng cấm). Hình phạt này chỉ áp dụng đối với những người trong
tôn thất phạm tội. Những người trong tôn thất phạm tội từ đồ, lưu, đeo gông, sung quân đều có thể dùng hình phạt này thay thế. Hình phạt này thực chất cũng là một loại khốc hình. Về cơ bản có thể phân thành 4 loại. Thứ nhất là “tường khuyên”, tức là dùng tường cao vây quanh một khu đất, người phạm tội chỉ được sinh hoạt trong khu đất đó. Loại thứ hai là “ốc khuyên” tức là một căn phòng, mọi hoạt động của người phạm tội chỉ được diễn ra trong căn phòng đó. Thứ ba là “tọa khuyên”, tức là chỉ có một khoảnh đất đủ cho người phạm tội ngồi yên. Thứ tư là “nhân khuyên”, tức là bắt người phạm tội đứng yên 1 chỗ.
2.2.3. Một số nhóm tội phạm chủ yếu
Trước hết chúng ta thấy, nếu như luật Hình sự hiện đại ngày nay đưa ra định nghĩa rất rõ ràng thế nào là tội phạm, thì trong cổ luật Trung Quốc không có định nghĩa cụ thể về tội phạm. Các nhà làm luật truyền thống của Trung Quốc có quan niệm rất rộng về tội phạm. Khái niệm tội phạm không chỉ được áp dụng trong quan hệ hình sự mà còn với cả những hành vi vi phạm trong lĩnh vực dân sự, hành chính, kinh tế và trong
cả quan hệ đạo đức. Pháp luật phong kiến Trung Quốc nói chung không nêu ra định
nghĩa tội phạm mà đi ngay vào miêu tả cụ thể, chi tiết từng hành vi, mức độ, hậu quả phạm tội…Trong luật nhà Thanh cũng vậy. Luật Thanh đã có sự phân loại tội phạm theo khách thể và hình phạt. Việc phân loại theo khách thể được thể hiện rất rõ trong bộ “Đại Thanh luật lệ”. Trong Đại Thanh luật lệ, các nhà làm luật triều Thanh sắp xếp tội phạm theo các nhóm: Lại luật, Hộ luật, Lễ luật, Binh luật, Hình luật, Công luật. Phân loại tội phạm theo hình phạt như: tội xuy, tội trượng, tội đồ, tội lưu, tội tử…
Trong luật Thanh cũng đã có sự phân biệt giữa vô ý phạm tội và cố ý phạm tội, chủ mưu vào tòng phạm, phân biệt các giai đoạn phạm tội cũng như hậu quả phạm tội để xác định trách nhiệm hình sự. Thông thường, những hành vi cố ý phạm tội, kẻ chủ mưu, phạm tội đã hoàn thành cũng như hậu quả nghiêm trọng, xâm hại đến những quan hệ xã hội quan trọng thì phải chịu chế tài rất nghiêm khắc.
Nhìn một cách tổng quát, trong luật Hình của triều Thanh có một số nhóm tội phạm chủ yếu sau:
* Tội xâm phạm hoàng quyền
Hoàng quyền là biểu hiện tập trung quyền lực của giai cấp thống trị phong kiến, vì vậy mà những hành vi xâm phạm hoàng quyền được pháp luật quy định rất cụ thể,
nghiêm ngặt, đồng thời cho phép xử phạt nghiêm khắc nhất. Trong “Thập ác tội” được quy định tại phần “Danh lệ luật” thì 3 tội được xếp lên hàng đầu là tội Mưu phản, Mưu đại nghịch, Mưu bạn, và tội thứ 6 là Đại bất kính đều là tội xâm phạm đến hoàng quyền. “Mưu phản là mưu làm nguy hại đến xã tắc. Mưu đại nghịch là mưu phá hủy tôn miếu, sơn lăng, cung khuyết. Mưu bạn là mưu phản quốc theo giặc. Đại Bất kính là lấy trộm đồ tế khí thần linh của triều đình, xe cộ của nhà vua, lấy trộm hoặc làm giả các đồ ngự bảo, hoặc pha chế thuốc cho vua lầm lẫn không đúng phương thuốc, hoặc phong gói lầm lẫn, hoặc làm thức ăn cho vua lầm phải thứ độc hại, hoặc làm thuyền
cho vua không vững chắc”43
. Trong đó, những tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn là những hành vi được xem là nguy hại nhất và hình phạt cho các hành vi này cũng vô cùng nghiêm khắc. “Đại Thanh luật lệ. Hình luật. Đạo tặc” đã quy định rất cụ thể các trường hợp phạm những tội này và hình phạt tương ứng. Những người phạm vào những tội này thường không phân biệt chủ mưu hay tòng phạm, đã hành động hay chưa hành động đều bị xử lăng trì hoặc xử trảm, và những người thân thuộc còn phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ngoài ra để bảo vệ chính quyền chuyên chế, giai cấp thống trị phong kiến còn tăng cường quản lý trên phương diện văn hóa tư tưởng, nghiêm cấm các tư tưởng dị đoan. Để trừng trị những yêu thư yêu ngôn nguy hiểm cho trật tự xã hội, đe dọa sự thống trị của chính quyền nhà Thanh, “Đại Thanh luật lệ” quy định: “Phàm những kẻ làm ra sấm vĩ, yêu thư, yêu ngôn, lại tuyên truyền lừa dối quần chúng, đều xử trảm. Nếu có người có được yêu thư, mà giấu giếm không đem nộp quan, phạt 100 trượng, đồ 3
năm”44. Hình thức biểu hiện nổi bật của việc trừng trị nghiêm khắc tư tưởng dị đoan và
chính sách chuyên chế về văn hóa chính là “Văn tự ngục”. Do các quy định pháp luật của triều Thanh không có điều khoản chuyên biệt về tội này, cho nên khi xét xử thường dẫn dùng các điều lệ quy định về tội “đại nghịch”, dẫn tới, cấu thành của một vụ án, thường là thảm họa giết cả nhà hoặc cả họ, khiến cho lúc phát án, con cháu chưa ra đời cũng phải thế tập làm nô.
* Tội phạm xâm hại đến sự an toàn của nhân thân
Pháp luật truyền thống của Trung Quốc nhìn chung đối với các tội phạm xâm hại đến sự an toàn tính mạng của con người đều quy định hình phạt nghiêm khắc. Thường thì pháp luật phong kiến đều thực hiện tư tưởng tội hình tương ứng. Trong Hình luật triều Thanh, những quy định liên quan đến tội phạm xâm hại tới an toàn nhân thân có
43
“Đại Thanh luật lệ . Danh lệ . Điều 2: Thập ác tội”
thể phân làm 3 loại tội: giết người, làm bị thương người và các tội xâm hại đến sự an toàn nhân thân khác.
- Tội giết người đây là tội phạm trọng điểm trấn áp của luật Thanh, về nguyên tắc pháp luật “giết người thì xử trảm”. Tội giết người trong pháp luật triều Thanh có thể phân thành 3 loại là cố ý giết người, vô ý giết người và dự mưu giết người. Những quy định về tội này tập trung trong “Đại Thanh luật lệ. Hình luật. Nhân mệnh”. Thường thì những hành vi cố ý giết người đều bị xử tử hình. Luật Thanh quy định: “phàm đánh nhau giết người không kể dùng tay chân, hay các vật kim khí sắc nhọn đều xử giảo. Cố ý giết thì xử tội trảm”45; “dùng độc dược giết người, xử trảm”46
. Những hành vi vô ý giết người thì xử theo tội đánh nhau làm bị thương chết người, theo luật có thể chuộc tội, đem trả cho gia đình có người bị thương chết. Dự mưu giết người thì lấy kẻ chủ mưu làm trọng điểm để trừng phạt, thường những kẻ chủ mưu bị xử trảm (giam hậu), người đồng phạm giảm nhẹ hình phạt, cho tới tội phạm chưa hoàn thành (tức là chưa bị tổn hại), thì kẻ cầm đầu cũng bị xử 100 trượng, đồ 3 năm, tòng phạm xử 100 trượng.
- Tội làm bị thương người khác: Quy định của luật Thanh đối với tội này vô cùng chặt chẽ. Nếu căn cứ vào mặt chủ quan thì có thể phân thành cố ý xâm hại và quá thất (vô ý) xâm hại; nếu căn cứ vào mặt khách quan có thể phân thành các nhân tố như tình tiết phạm tội, mức độ xâm hại, thủ đoạn gây án…căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm mà quy định hình phạt không giống nhau. Tội này chủ yếu được quy định trong “Đại Thanh luật lệ . Hình luật . Đấu ẩu”. Nhóm tội này chủ yếu căn cứ vào hành vi và
hậu quả để lượng hình. Theo điều 302 Đấu ẩu quy định: đánh nhau mà dùng tay chân,
không thương tích xử 20 roi, nếu gây thương tích thì tùy hậu quả mà hình phạt được quy định chi tiết trong điều luật này. Nếu đồng mưu đánh người thì xử nặng kẻ cầm đầu. Nếu vô ý làm bị thương người khác thì có thể dùng tiền chuộc tội.
- Các tội xâm hại nhân thân khác được quy định trong luật Thanh còn có: tội vu cáo, tội cưỡng gian, tội lừa bán người, lăng mạ (chửi mắng)…
Nhìn chung, nhóm tội xâm hại đến quan hệ nhân thân được luật Thanh điều chỉnh rất chi tiết, cụ thể và hình phạt cho tội này cũng tùy vào tính chất hành vi phạm tội, hậu quả phạm tội…Đặc biệt, trong khi điều chỉnh quan hệ này, luật Thanh còn thể hiện rất rõ tính chất bất bình đẳng giữa các đẳng cấp. Thường thì pháp luật còn căn cứ vào địa vị, thứ bậc của người phạm tội và người bị xâm hại mà định tội lượng hình.
* Nhóm tội xâm hại đến quan hệ tài sản