TIỂU KẾT CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 114)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

107 Cửu Khanh: Thượng Thư 6 bộ, Đại Lí Tự Khanh, Tả Đô Ngự Sử của Đô Sát Viện, Thông Chính Sứ của Thông Chính sứ ty.

TIỂU KẾT CHƢƠNG

Với tư tưởng pháp luật chỉ đạo “Tham Hán chước Kim”, “Tường dịch Minh luật, tham dĩ quốc chế”, “Chính nhân tâm, hậu phong tục”, “Dĩ đức hóa dân, dĩ hình bổ trị”… trải qua quá trình lập pháp lâu dài khiến cho pháp luật triều Thanh có nội dung ngày càng phong phú và phạm vi điều chỉnh ngày càng sâu rộng.

Trong lĩnh vực hình sự, luật Thanh đã xây dựng một hệ thống những nguyên tắc cơ bản. Những nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình định tội lượng hình và đảm bảo thực thi pháp luật của nhà nước. Đồng thời với cách kết cấu của “Đại Thanh luật lệ” cho thấy các nhà làm luật triều Thanh đã bước đầu có sự phân loại tội phạm. Mặc dù cách phân loại đó đôi khi còn chưa thực sự rõ ràng. Hình luật triều Thanh đã kế thừa hệ thống hình phạt kinh điển của pháp luật Trung Quốc phong kiến là hệ thống Ngũ hình, đồng thời còn áp dụng nhiều hình phạt khác như sung quân, phát khiển…Đặc biệt là pháp luật hình sự triều Thanh có phần gia tăng các hình phạt tàn khốc như lăng trì, trảm kiêu, lục thi…Trong các loại tội phạm thì luật Thanh vẫn tiếp tục đưa Thập ác lên hàng đầu. Bởi vì, đây là những tội phạm được các nhà lập pháp phong kiến xem là nguy hại nhất, đe dọa trực tiếp đến hoàng quyền cũng như trật tự phong kiến. Các tội phạm này cũng bị trừng phạt nghiêm khắc nhất. Các loại tội phạm xâm hại đến tính mạng, tài sản và trật tự phong kiến khác cũng được pháp luật quy định rất tỉ mỉ, cụ thể. Đặc biệt, xuất phát từ quan niệm về tội phạm của các nhà làm luật phong kiến, bất kì sự vi phạm pháp luật nào cũng là tội phạm và đều bị áp dụng chế tài, cho nên trong luật Thanh nhiều vi phạm dân sự cũng được coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là những điểm cơ bản của pháp luật phong kiến Nho giáo.

Trong lĩnh vực hành chính, các quy định pháp luật đã tạo ra một cơ chế để xây dựng và hoàn thiện thiết chế chính trị, bao gồm cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương, chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền, sự phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn, cách thức tuyển dụng, khảo hạch và giám sát quan lại…Trải qua những cải cách của các vị hoàng đế từ Hoàng Thái Cực đến Khang Hy, Ung Chính, Càn Long đã xây dựng được một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hành chính, điển hình nhất là bộ “Đại Thanh hội điển”, chứa đựng những nội dung chủ yếu của pháp luật hành chính triều Thanh. Đây là cơ sở để triều Thanh từng bước xây dựng được một bộ máy nhà nước hoàn thiện theo hướng trung ương tập quyền chuyên chế. Bộ phận trung khu quyết sách của triều Thanh mặc dù trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn đều có những cơ quan

đóng vai trò nòng cốt nhưng đều trở thành cánh tay đắc lực cho hoàng đế trong việc thâu tóm và thực thi hoàng quyền. Các cơ quan chức năng ở trung ương cũng như hệ thống chính quyền địa phương các cấp cũng ngày càng được kiện toàn với cơ chế hoạt động, phối hợp thực hiện các chức năng hành pháp, tư pháp, giám sát…

Lĩnh vực dân sự, kinh tế luật Thanh có nội dung rất rộng, điều chỉnh những quan hệ kinh tế, xã hội. Luật Thanh đã có những qui định mới thích ứng với những biến động của các quan hệ xã hội, đặc biệt là chính sách “cải tịch” góp phần quan trọng điều hòa mâu thuẫn xã hội. Những vấn đề dân sự, kinh tế cơ bản nhất như quyền sở hữu, khế ước, hôn nhân, gia đình, thừa kế, thuế khóa…đều có những quy định tương đối cụ thể. Những quy định này vừa góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế nhưng cũng tạo ra những hạn chế, kìm hãm sự phát triển đặc biệt là sự phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Chế độ tư pháp triều Thanh trên cơ sở kế thừa chế độ tư pháp triều Minh đã có sự phát triển và hoàn thiện một bước. Hệ thống các cơ quan tư pháp, cũng giống như các triều đại phong kiến Trung Quốc, triều Thanh thực hiện chế độ các cấp tư pháp tương ứng với các cấp chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Tuy nhiên, do đặc thù của vương triều, đồng thời để bảo vệ đặc quyền của dân tộc thống trị triều Thanh còn thiết lập một hệ thống các cơ quan tư pháp đặc biệt chuyên phụ trách thụ lí, xét xử những vụ án liên quan đến người Mãn, người Kỳ phạm tội. Đồng thời, cũng xây dựng các cơ quan tư pháp riêng áp dụng đối với khu vực các dân tộc thiểu số để phù hợp với đặc thù của quốc gia đa dân tộc. Chế độ tố tụng cũng rất hoàn thiện. Luật Thanh có quy định rất cụ thể từ việc khởi kiện, thụ lý, điều tra, truy bắt, xét xử…nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật hiệu quả. Trong các quy định đó cũng thể hiện rõ tính chất bất bình đẳng dân tộc và giai cấp. Chế độ thẩm phán của triều Thanh có những bước phát triển quan trọng. Triều Thanh đã xây dựng một hệ thống các hình thức hội thẩm như Thu thẩm,Triều Thẩm, Nhiệt thẩm, Cửu Khanh hội thẩm…Đặc biệt là chế độ Thu thẩm của triều Thanh được đánh giá là hoàn thiện nhất. Cơ chế hội thẩm này thể hiện tinh thần “đức trị” của các hoàng đế triều Thanh.

Với một phạm vi điều chỉnh rộng và sâu như vậy, pháp luật triều Thanh đã chứa đựng một nội dụng rất phong phú. Tất cả nhằm hướng tới một thiết chế chính trị pháp lý hoàn thiện và phát huy được chức năng điều chỉnh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội của pháp luật, là cơ sở thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước, đảm bảo sự ổn định và phát triển của vương triều Mãn Thanh trên đất Trung Nguyên.

Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TRIỀU THANH. ẢNH HƢỞNG CỦA PHÁP LUẬT TRIỀU THANH ĐẾN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)