Dẫn kiến nói chung là thuộc vào hàng danh tiếng, được thăng cấp, thăng chức, được ghi danh, tăng tiền lương…là hạng được ban thưởng cao nhất.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 88)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

59 Dẫn kiến nói chung là thuộc vào hàng danh tiếng, được thăng cấp, thăng chức, được ghi danh, tăng tiền lương…là hạng được ban thưởng cao nhất.

lương…là hạng được ban thưởng cao nhất.

động của cơ quan giám sát. Tiếp theo, đã quy định phạm vi quyền hạn của Đô Sát Viện, Khoa, Đạo, Ngũ Thành. Thứ nữa, đã tập hợp các quy định pháp luật, điều lệ và sự lệ về thủ tục có liên quan đến điển lễ, khảo hạch, xét án, kiểm tra, giám sát, biện luận, đối chất. Cuối cùng, liệt kê rõ ràng những quy định trên các phương diện khảo tuyển, thăng chuyển và lễ nghi mà Ngự sử tiến hành. “Đài quy” là những quy định pháp luật về giám sát tường tận, tỉ mỉ nhất triều Thanh. Cho đến cuối những năm Càn Long lại ban bố “Đô Sát Viện tắc lệ”. Đài quy và Tắc lệ bổ sung cho nhau và cùng hỗ trợ nhau trong quá trình thực thi.

2.4. Những quy định trong lĩnh vực dân sự, kinh tế.

2.4.1. Pháp luật điều chỉnh sự biến đổi các giai tầng trong xã hội triều Thanh.

Sau khi triều Thanh được thành lập, cùng với sự tiến bộ của xã hội, thân phận của mỗi giai tầng trong xã hội cũng có những thay đổi rõ rệt. Để có thể thích ứng được với những biến đổi xã hội đó, trong hoạt động lập pháp triều Thanh cũng đưa ra nhiều quy định pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh cho phù hợp.

* Xóa bỏ tƣợng tịch của thợ thủ công triều Minh.

Thời Minh, đã thực hiện chế độ tượng tịch đối với các hộ gia đình làm thủ công nghiệp. Theo chế độ đó, con cháu phải đời đời theo nghiệp, không được cải tịch, người nào cải tịch thì theo tội “đào tượng” nghiêm khắc trừng phạt. Cho đến nhà Thanh, xét thấy 1 số lượng lớn công tượng “thoát tịch” bỏ trốn, cho nên đến năm Thuận Trị thứ 2 (1645) đã hạ lệnh “bỏ tượng tịch làm dân” [27;225], tượng tịch biên nhập vào dân tịch. Quy định này khiến cho những người trong ngành thủ công nghiệp về mặt pháp luật có địa vị như những người dân, có thể tự chọn nghề nghiệp, tự do chuyển đổi, đã thoát khỏi thân phận trói buộc từ thời Minh. Điều này đã làm cho việc giải phóng công tượng được tiến một bước.

* Nghiêm cấm đem điền hộ “ức hiếp làm nô”

Cùng với sự phát triển của chế độ thuê ruộng đất của triều Thanh, điền hộ cũng có thể tự do trả lại ruộng, tự do chuyển đổi, địa chủ không thể tùy tiện chi phối thân phận điền hộ, càng không được phép ức hiếp điền thành nô. Năm Ung Chính thứ 5 (1727) đã định lệ: “Phàm thân hào ở địa phương không tuân theo pháp luật, tự ý chế đặt bản côn (ván gỗ, gậy gộc là dụng cụ để đánh khảo) riêng để trách phạt điền hộ, thì xử theo luật vi chế. Nếu như cưỡng bức, gian chiếm vợ và con gái của điền hộ làm nô tì, hầu thiếp, xử giảo giam hậu”61. Điều này phản ánh pháp luật đã hạn chế việc địa chủ

nô dịch điền hộ. Trong luật Đại Thanh còn quy định, điền hộ và địa chủ “không phải là danh phận chủ tớ”, “hàng ngày cùng ngồi cùng ăn, vì thế đãi ngộ với nhau bình đẳng, không là phục dịch của nhau”. Nhưng nếu như điền hộ khất nợ tô thuế lâu ngày, lừa dối điền chủ, phạt 80 trượng, truy thu phần địa tô còn thiếu trao trả cho chủ đất.

* Cấm chủ nợ cƣỡng ép con nợ “lấy thân gán nợ”.

Từ rất sớm dưới thời Đường đã xuất hiện hiện tượng bắt người chiết nợ. Đến nhà Tống, trong “Tống hình thống” quy định rõ ràng: con nợ “ tài sản mà hết, lấy thân làm trả nợ” [25;422]. Từ đó khiến cho việc cưỡng bức, bắt người chiết nợ đã hợp pháp hóa. Đến triều Thanh, để phù hợp với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, pháp luật triều Thanh đã tiến một bước khi cấm việc lấy lao dịch của bản thân để trả nợ. “Đại Thanh luật lệ” quy định: “nếu như lấy thê thiếp con cái của người ta làm người gán nợ, phạt 100 trượng, nếu là gian chiếm xử nặng hơn một bậc; người nào cưỡng đoạt, tăng thêm 2 mức; người nào nhân đó mà gian chiếm phụ nữ, phạt giảo (giam hậu); nhân khẩu (bị

gán nợ) đó trả cho người thân, số nợ riêng đó không phải truy thu”62

* Nâng cao địa vị của thƣơng nhân

Thời đại phong kiến ở Trung Quốc, luôn luôn thực hiện nhất quán chính sách trọng nông ức thương, Ung Chính, Càn Long cũng đều cường điệu “tứ dân, lấy sĩ làm làm

đầu, nông là thứ 2, công, thương ở bậc dưới”63

. Nhưng trên thực tế, sau chính sách “địa đinh hợp nhất”, nhà nước càng phải dựa nhiều vào thuế thu từ công thương nghiệp, vì thế mà từng bước từ xem nhẹ thương nghiệp và thương nhân chuyển sang tạo điều kiện, ưu đãi cho thương nghiệp. Thanh Thế Tông đã nói: “Sĩ nông công thương, tuy mỗi người một nghề, đều là con dân của đất nước, đều được coi trọng như nhau”64, “trẫm nghĩ rằng những người thương nhân buôn bán, đi lại thường xuyên đến những bến thuyền, nên cần ban thêm ân tuất”65. Thời Cao Tông, không chỉ giảm miễn thuế quan, chỉnh đốn thuế quan và hạ thuế đất, ban hành các quy tắc, điều lệ về các loại thuế khóa. Trong các thành phần cấu thành tầng lớp thương nhân của triều Thanh, quan thương là sự cấu kết giữa thương nhân và các thế lực phong kiến hoặc quan phủ. Sự cấu kết này đã cho phép thương nhân độc quyền buôn bán, trong đó có những người bản thân là quan lại. Thương nhân trong nhân dân, cùng với sự xuất hiện của hội quán

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 88)