Cơ cấu hành chính địa phương

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 85)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

50 Chiếu Kiện: “Tiếu Đình tạp lục”, quyển 3 [39;4]

2.3.3. Cơ cấu hành chính địa phương

Cơ quan hành chính ở địa phương của triều Thanh phân thành 4 cấp là Tỉnh, Đạo, Phủ, Huyện.

Giống như triều Minh, trưởng quan cấp tỉnh là Tổng Đốc và Tuần Phủ (hàm Chánh nhị phẩm), thay mặt cho hoàng đế thi hành quyền quân chính ở địa phương. Đây là một biện pháp quan trọng để triều Thanh tăng cường việc thực hiện trung ương tập quyền. Bố Chính Sứ và Án Sát Sứ lệ thuộc Đốc Phủ phụ trách quản lí các công việc về dân sự và hình sự, gọi là “Lưỡng Ty”. Do Đốc Phủ thống nhất quản lí một khu vực, nắm thực quyền trong tay, vì thế, thời kì đầu chức quan này chỉ dùng người Mãn.

Dưới Tỉnh là Đạo. Đứng đầu là Đạo viên, là “Sai dịch”, nhân có việc được phái đi, bản thân không có phẩm cấp. Triều Thanh, từ Càn Long đã chuyên thiết lập Thủ Đạo và Tuần Đạo. Thủ Đạo lấy một số phủ, huyện làm khu vực quản lý, chủ yếu quản lý các công việc hành chính. Tuần Đạo chủ yếu quản lý một lĩnh vực chuyên môn nhất định, ví dụ như Đề học chỉ quản lý về giáo dục, Hà công chỉ quản lý về thủy lợi.

Dưới Đạo là Phủ, lấy Tri phủ làm trưởng quan, là quan địa phương thừa mệnh ở trên và dẫn dắt ở dưới.

Dưới Phủ là Huyện, đặt Tri huyện quản lí các công việc Hành chính, thuế khóa, tố tụng, giáo dục của một huyện. Tri huyện được gọi là “Thân dân chi quan”.

Tổ chức cơ sở của triều Thanh, lấy Lí Giáp chuyên quản lí và trưng thu thuế ở địa phương, lấy Bảo Giáp phụ trách việc giám sát hành động của dân, phòng bị và trấn áp sự phản kháng. Tổ chức Bảo Giáp của triều Thanh đã mở rộng và với tay tới tận các dòng họ trong nhân dân, đã hình thành một mạng lưới thống trị rộng lớn, từ đó phản ánh sự nghiêm mật trong sự thống trị của nhà nước chuyên chế Đại Thanh.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 85)