Pháp luật hóa chế độ quản lí quan chức

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 86)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

50 Chiếu Kiện: “Tiếu Đình tạp lục”, quyển 3 [39;4]

2.3.4. Pháp luật hóa chế độ quản lí quan chức

Giai cấp thống trị triều Thanh từ Khang Hy, Ung Chính tới Càn Long đều công khai thể hiện tư tưởng thống trị của họ là chủ nghĩa nhân trị, do vậy đã tăng cường việc quản lí đối với quan chức, khiến cho nó không ngừng được chế độ hóa, pháp luật hóa.

* Tuyển chọn quan chức

Con đường tuyển chọn quan chức của triều Thanh giai đoạn đầu chủ yếu thông qua con đường “nhiệm dụng”. Tức là căn cứ vào công lao, tài năng cũng như thân tộc mà bổ nhiệm. Đồng thời thực hiện “thế chức” tức là con cháu được tiếp tục nắm giữ chức quan mà cha ông đã đảm nhiệm. Sau này, để đáp ừng yêu cầu cai trị đất nước, và để phù hợp với hoàn cảnh mới, triều Thanh đã mở rộng các hình thức tuyển chọn quan chức. Con đường tuyển quan của triều Thanh tuy rất phong phú đa dạng, nhưng lấy khoa cử làm con đường chính. Cứ 3 năm một kì thi tuyển, phân thành 3 cấp là thi Hương, thi Hội, thi Điện (đình). Thi Hương tiến hành ở cấp tỉnh thành, những người đạt được tư cách tú tài có thể tham gia. Thi Hội tiến hành ở Kinh Thành, do bộ Lễ chủ trì, những người đạt tư cách cử nhân có thể tham gia. Đỗ vòng thi Hội thì có thể tham gia thi Điện do Hoàng đế đích thân chủ trì, những người đạt tư cách tiến sĩ có thể tham gia, thi Điện lấy Tam giáp, trong đó đệ nhất giáp lấy 3 người là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa. Nội dung thi cử, vẫn áp dụng bát cổ văn, lấy thể thức nghiêm ngặt và nội dung cứng nhắc để trói buộc tư tưởng của các bậc sĩ đại phu. Để thu giữ nhân tài, hai triều đại Khang Hy, Càn Long, ngoài kì chính khoa còn tăng thêm các khoa thi đặc biệt. Ví dụ như “Bác học Hồng Nho khoa”, “Kinh tế đặc khoa”, “Khảo liêm phương chính khoa”, “bác học Hồng từ khoa”, “Thái hậu vạn tuế tư khoa”…

Triều Thanh tuy quy định quan viên Mãn, Hán đều phải thông qua tuyển chọn bằng khoa cử, nhưng khoa cử chỉ là một con đường dành cho quan lại người Hán tham gia chính quyền. Quan lại Mãn chỉ có cấp nhỏ thông qua khoa cử để nhập vào tầng lớp sĩ mà thôi.

Ngoài khoa cử, những người do hoàng đế trực tiếp chọn dùng gọi là “đặc giản”, không chịu sự hạn chế của bất kì điều luật gì. Những người do các đại thần tín nhiệm

tiến cử lẫn nhau gọi là “hội suy”, con cái, anh em của những quan lại có công hoặc đã

hy sinh vì nước cũng có thể được “ấm tập” làm quan. Đồng thời, còn thực hiện chế độ

tiến cử. Năm Khang Hy thứ 23 “lệnh cho các quan giám sát tiến cử những quan thanh

liêm”57. Nhưng nếu tiến cử không đúng, hoặc người được tiến cử phạm tội, thì người

đứng ra tiến cử cũng bị xử phạt liên đới. Ngoài ra còn có hình thức bảo cử, quyên nạp…

Làm quan ở triều Thanh, “đều bị hạn chế là thân gia trong sạch; những hạ nhân của các hộ Bát Kì, gia nô, người tùy tùng của người Hán không được lạm nhập vào Sĩ tịch”58. Có một số chức quan trong Chiêm Sự Phủ, Hàn Lâm Viện, Lại Bộ, Lễ Bộ, quan Lang các ty phải xuất thân từ con đường chính thống là khoa cử thì mới có thể

đảm nhận, những người xuất thân từ những con đường không chính thức như bảo cử

hoặc quyên nạp không thể được bổ nhiệm vào các vị trí đó.

* Khảo hạch quan chức.

Đầu thời Thanh, việc khảo hạch quan chức vẫn tiến hành khảo theo luật Mãn, tức là cứ 3 năm tiến hành một lần đối với tất cả các quan lại. Cho đến năm Khang Hy thứ 4 mới bãi bỏ việc khảo theo luật Mãn, thực hiện “Kinh sát” và “Đại kế”.

“Kinh sát” là khảo hạch đối với quan ở kinh thành, cứ 3 năm cử hành 1 lần vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu. Các quan ở kinh thành từ Tam phẩm trở lên và các quan

Tổng đốc, Tuần phủ ở địa phương tự trình bày các công việc chính sự đã làm được và

chưa làm được (đắc thất), do hoàng đế có sắc quyết định. Các quan ở kinh thành từ Tam phẩm trở xuống do Bộ Lại và Đô Sát Viện phụ trách khảo hạch. “Kinh sát” phân thành 3 cấp, cấp 1 là xứng chức (tài đức và chức vị tương xứng), cấp 2 là cần chức (cần mẫn), cấp 3 là cung chức (trung bình), căn cứ vào đẳng cấp thực hiện mà thưởng phạt.

“Đại kế” là khảo hạch đối với quan ngoài (kinh thành), cũng 3 năm 1 lần, vào các

năm Dần, Tị, Thân, Hợi. Phạm vi của đại kế ngoại trừ Đốc phủ, thì bao gồm các quan

Bố chính sứ các tỉnh, Án Sát sứ các tỉnh, Đạo, Phủ cho đến quan châu huyện. Trình tự

của “Đại kế” trước hết là đến kì khảo hạch, các quan ở Bố chính sứ, Án sát sứ, Đạo, Phủ chuyển bản khai xét những việc làm được và không làm được của bản thân, gửi tới Đốc Phủ, Đốc Phủ kiểm tra, xem xét thực trạng công việc của họ, người chủ khảo lập

57

thành quyển, gửi bộ Lại phúc hạch. Về cấp của đại kế chia thành 2 cấp là trác dị (chính tích vượt trội) cung chức (trung bình), theo thứ tự các cấp mà thưởng phạt.

Triều Thanh, bất luận là Kinh sát hay Đại kế, tiêu chuẩn khảo hạch là “tứ cách”, “lục pháp. “Tứ cách” là tài (trường, bình, đoản), thủ (liêm, bình, tham), chính (cần, bình, đãi), niên (thanh, trung, lão). “Lục pháp” là bất cẩn (không cẩn thận), bãi nhuyễn vô vi (yếu mềm không làm được việc), phù táo (nông nổi), tài lực bất túc (năng lực, tài năng không đủ), lão niên, hữu tật (có bệnh). Người bất cẩn, bãi nhuyễn thì cách chức, người phù táo, bất tài thì giáng chức và điều chuyển, người lão niên, hữu tật thì cho

nghỉ hưu. Người tham lam, tàn ác thì trị tội. Khảo hạch xuất sắc nhất có thể được dẫn

kiến59, thăng quan, tấn cấp, nhập vào Kỳ tịch, ban thưởng (quần áo, đồ vật, tặng chữ, kiến lập từ đường…) và phong tặng ( phong tặng tổ tiên vinh hàm, hoặc cho con cháu tập ấm). Khảo hạch sai, làm không tốt chịu các hình phạt như phạt bổng, giáng cấp tại nơi cai quản, cách chức. Trong triều Thanh, hoàng đế Ung Chính là người có chủ trương thực hiện lại trị và đặc biệt chú ý việc chỉnh đốn lại trị, ông thường nói: “đạo của người cai trị phải lấy việc dùng người làm việc trước tiên”, “đạo của việc cai trị, dùng người là trước hết, trị thiên hạ duy chỉ có dùng người làm gốc, những cái khác chỉ là cành lá mà thôi” [25;419]. Từ giai đoạn giữa triều Thanh về sau, vẫn cứ tiếp tục nêu chiêu bài “xem xét việc xứng chức và không của quan lại, tức là để phân biệt khứ,

lưu, lấy đó mà khuyên răn trừng phạt”60. Nhưng trong quá trình thực hiện, cho dù là

Kinh sát hay Đại kế đều chỉ còn là hình thức.

* Giám sát đối với quan chức.

Việc giám sát đối với quan chức của triều Thanh được chú ý từ rất sớm, những năm cuối thời Thuận Trị đã chế định “Tuần phương sự nghi thập khoản” (10 điều khoản quy định công việc tuần sát ở các địa phương), trong đó đã quy định phạm vi Tuần Án được tham gia coi xét, cho đến Đốc Phủ và Ngự Sử coi xét lẫn nhau và nội dung các cấp, hạng khảo hạch. Đến năm Càn Long thứ 8 đã chế định “Khâm định Đài quy” (gọi tắt là Đài quy). Đây là tập hợp của những văn kiện có liên quan đến chế độ giám sát của triều đình Thanh. Từ thời Càn Long trở đi qua sự trùng tu của 3 triều Gia Khánh, Đạo Quang, Quang Tự, có tổng cộng 42 quyển. “Đài quy” phân thành 8 loại, chủ yếu là đã tập hợp biên soạn “Thánh chế, thánh dụ, thánh chỉ” có liên quan đến việc Giám sát của các vị hoàng đế triều Thanh, biến nó trở thành căn cứ cơ bản cho hoạt

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 86)