Càn Long “Phần Châu phủ chí”, quyển 31 [25;432]

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 104)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

95 Càn Long “Phần Châu phủ chí”, quyển 31 [25;432]

chỉ đạo này, “Hộ bộ tắc lệ” đưa ra nhiều quy định trừng phạt hoạt động khai thác trái phép, đặc biệt nếu như lợi dụng cơ hội khai thác quặng sắt, tự tạo vũ khí, hoặc bán cho bọn phỉ, trị tội theo trọng hình.

Đối với thương nghiệp, triều Thanh xét thấy lúc mới lập quốc cần phục hồi và làm phồn vinh nền kinh tế, vì thế mà áp dụng chính sách “lợi thương” và “tuất thương”. Để bảo vệ việc kinh doanh hợp pháp của thương nhân, đã cấm quý tộc, quan lại và dân tranh giành lợi ích. Năm Khang Hy thứ 6 (1667), trong hoạt động lập pháp đã quy định: “Từ nay về sau từ vương công cho tới những người trong các gia đình văn võ bá quan lớn nhỏ, nếu cưỡng chiếm quan tân yếu địa (cửa khẩu, bến sông, những nơi quan trọng), gây khó khăn cho hoạt động buôn bán của dân thương, tại nơi phạm tội, phạt đeo gông 3 tháng. Là dân, đánh 40 bản, là người trong kỳ đánh 100 roi. Các vị phiên Vương mà dung túng cho người nhà, phạt tiền 1 vạn lạng, bậc Công phạt 1 nghìn lạng, tất cả đều cách chức quan quản lí gia vụ. Từ tướng quân, đốc phủ trở xuống, các quan

văn võ đều cách chức”96

Mặc dù vậy, nhìn tổng thể mà nói, triều đình nhà Thanh vẫn chưa thoát khỏi chính sách trọng nông ức thương truyền thống, ví dụ như, trong dụ được ban hành năm Ung Chính thứ 5 (1727) có nói: “trẫm thấy nghề nghiệp của tứ dân thì ngoài sĩ thì nông là quý nhất. Phàm sĩ, công, thương từ xưa chuyện ăn uống đều phải dựa vào nghề nông, nghề nông là nghề gốc rễ của thiên hạ, mà công thương đều phải ở sau nó”97. Cao

Tông thậm chí còn thể hiện: “muốn dân của cả thiên hạ đều tận lực trồng cấy”98. Biểu

hiện của chính sách này là việc triều đình đặt ra nhiều thứ thuế thương nghiệp và thiết lập nhiều trạm thu thuế. Nếu như có hành vi trốn trạm kiểm soát và trốn thuế…dù là khách thương cũng y luật trị tội, quan địa phương cũng cùng tội. Trong “Hộ bộ tắc lệ” quy định: “Thuế quan thiếu khuyết thì lệnh cho quan đương nhiệm phải bồi hoàn” [27;256]. Từ đó dẫn tới các quan lại tùy tiện tăng thuế, nhũng nhiễu thương nhân. Kết quả là khiến cho khách thương có xu hướng chuyển dịch lợi nhuận để kinh doanh ruộng đất. Từ đó mà gây trở ngại cho việc chuyển hóa một khối lượng lớn tích lũy từ tư bản thương nghiệp sang tư bản công nghiệp và tư bản hàng hóa, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ kéo dài của xã hội phong kiến Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 104)