“Đại Thanh luật lệ Hình luật Điều 290: đánh nhau cố ý giết người”

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 73)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

45 “Đại Thanh luật lệ Hình luật Điều 290: đánh nhau cố ý giết người”

Trong pháp luật hình sự truyền thống của Trung Quốc, việc phòng trừ “tặc đạo” được coi là một nhiệm vụ quan trọng, đã quy định một cách tỉ mỉ về phương thức trừng phạt và tiêu chuẩn lượng hình.

- Tội trộm cướp: được quy định tập trung trong “Đại Thanh luật lệ. Hình luật. Tặc đạo”. Trong đó, những hành vi trộm của công thường bị hình phạt vô cùng nghiêm khắc, thường bị xử trảm, hoặc căn cứ vào số tang vật mà xử trượng, đồ, lưu, tử, và còn bổ sung hình phạt thích chữ. Những hành vi trộm cướp thông thường chia thành “cường đạo” (là dùng bạo lực, thủ đoạn hoặc uy hiếp để cướp đoạt tài sản) và “Thiết đạo” (là hành vi dùng thủ đoạn bí mật lấy tài sản của người khác). Thông thường tội cường đạo bị coi là rất nghiêm trọng, vì vậy mà pháp luật căn cứ vào tính chất phạm tội, hậu quả phạm tội mà lượng hình. “Đại Thanh luật lệ . Hình luật . Tặc đạo” quy định: phàm đã hành động mà chưa lấy được tài sản cũng xử 100 trượng lưu 3000 dặm. Nhưng đã lấy được tài sản, không phân biệt là kẻ cầm đầu hay tòng phạm, đều trảm. Đặc biệt nếu phạm tội “giang dương đại đạo” (giặc cướp trên sông biển) thì không phân biệt kẻ cầm đầu hay tòng phạm, số tang vật nhiều hay ít đều xử tử, xử trảm kiêu thị chúng, thậm chí bị xử lăng trì. Đối với tội “thiết đạo” luật Thanh căn cứ vào số tang vật, đã hành động hay chưa hành động mà quyết định hình phạt.

- Tội xâm chiếm điền sản: phàm trộm bán, đổi chác mua bán, mạo nhận, hoặc giả dùng tiền mua bán khế điển, hoặc xâm chiếm ruộng đất của người khác, ruộng 1 mẫu, nhà 1 gian trở xuống, phạt 50 roi. Cứ 5 mẫu ruộng, 3 gian nhà thì tăng một bậc, tội nặng nhất cũng chỉ dừng lại phạt 80 trượng, đồ 2 năm. Nếu là ruộng đất của nhà nước thì xử nặng thêm 2 bậc. Nếu đem ruộng đất của người khác nhận bừa là của mình, rồi mập mờ đem biếu lên cường hào quyền thế, thì kẻ biếu và người nhận đều xử 100 trượng, đồ 3 năm. Phàm trồng cấy trộm trên ruộng của người khác, 1 mẫu trở xuống thì phạt 30 roi, cứ 5 mẫu tăng một bậc, tội chỉ dừng lại phạt 80 trượng, nếu là ruộng của

nhà nước cũng xử nặng thêm 2 bậc47

.

- Ngoài ra, còn một số tội khác: Tội chiếm đoạt tài sản của người khác; tội phá hoại tài sản của người khác, nhìn chung đều phải bồi thường thiệt hại hoặc là phải chịu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt là hành vi phá hoại tài sản của quan phủ thì thường phải chịu trách nhiệm hình sự.

* Nhóm tội xâm phạm đến trật tự xã hội

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 73)