“Đại Thanh luật lệ Hình luật Tố tụng Điều 332: Vượt tố”

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 108)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

102 “Đại Thanh luật lệ Hình luật Tố tụng Điều 332: Vượt tố”

Đốc Phủ, nếu như thấy có sai lầm thì có thể bác bỏ, xét xử lại, hoặc có thể sửa chữa giao cho châu huyện xem xét.

Tổng Đốc, Tuần Phủ là thẩm cấp thứ 4, có quyền phê chuẩn hay phúc thẩm các án có hình phạt đồ, phúc thẩm các vụ án có hình phạt sung quân, lưu, báo cáo lên bộ Hình. Tiến hành phúc thẩm đối với những phạm nhân của những vụ án tử hình, tấu trình lên hoàng thượng quyết định, và đem bản sao giử cho Tam Pháp Ty.

Ở triều Thanh, cơ quan tư pháp cấp trên có quyền thụ lí các vụ án thượng tụng (không chấp nhận phán quyết của cấp dưới và đưa đơn kiện lên cấp trên) và thẩm tra, xem xét lại các phán quyết của các cơ quan tư pháp cấp dưới. Án Sát Sứ và Đốc Phủ đều có quyền thẩm lí các vụ án của quan lại địa phương phạm tội, nhưng Đốc Phủ cũng chỉ có thể quyết định những án có hình phạt từ đồ hình trở xuống, đối với các án từ hình lưu trở lên, có thể đề xuất ý kiến và chuyển lên hoàng đế quyết định. Triều Thanh, hoàng đế phê chuẩn hoặc tái thẩm hoặc quyết định những án tử hình, quyết định những vụ án quan trọng, và tiến hành giám đốc toàn diện hoạt động tư pháp.

* Cơ quan tƣ pháp đặc biệt

Do triều Thanh là quốc gia đa dân tộc lấy tộc Mãn làm chủ thể, vì thế để phù hợp và đáp ứng nhu cầu cai trị và bảo vệ đặc quyền dân tộc, triều Thanh đã thiết lập một

chế độ tư pháp đa nguyên. Trong hệ thống các cơ quan tư pháp đã chuyên thiết lập một

hệ thống các cơ quan tư pháp đặc biệt thụ lí và xét xử vụ án của người Mãn và các dân tộc thiểu số.

- Các cơ quan thẩm phán đặc biệt phụ trách thẩm lí các vụ án của người Mãn, người trong Kỳ gồm có Nội Vụ Phủ, Tôn Nhân Phủ, Hộ Bộ Hiện Thẩm Xứ của Bộ Hộ. Nội Vụ Phủ có Thận Hình ty chuyên xử lí các vụ án thái giám cung đình và các vụ án của Thượng Tam Kỳ do Nội Vụ Phủ quản lí, cũng có lúc thừa chỉ thẩm lí những án

do hoàng đế trực tiếp giao cho. Từ tội đồ trở lên phải chuyển cho bộ Hình phúc thẩm.

Tôn Nhân Phủ là cơ quan tư pháp chủ yếu thụ lí, giải quyết các vụ án liên quan đến những người Mãn trong hoàng tộc Tôn Thất Giác La.

Bộ Hộ thiết lập Hộ Bộ Hiện Thẩm Xứ là cơ quan phụ trách những vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai trong Kỳ (kỳ địa). Các vụ án dân sự liên quan đến ruộng đất của Kỳ nếu như Bát Kỳ Đô Thống Nha Môn hoặc cấp châu huyện xét xử không công bằng, có thể thượng tố lên bộ Hộ, do Hộ Bộ Hiện Thẩm Xứ thụ lí và hội đồng với Bộ Hình cùng xét xử.

Ở địa phương cơ quan tư pháp phụ trách các vụ án của người Mãn và người trong Kỳ chia thành 2 hệ thống ở kinh đô và ở các tỉnh. Ở kinh đô, những vụ án liên quan đến người Mãn, người Kỳ thường do Bộ Quân Thống Lĩnh Nha Môn phụ trách xét xử,

có quyền quyết định những vụ án có hình phạt từ trượng hình trở xuống, còn những vụ

từ đồ hình trở lên, sau khi điều tra xem xét phải chuyển sang cho bộ Hình quyết định. Đồng thời cũng thẩm lí các vụ án về ruộng đất của người Bát Kỳ kháng cáo. Ở các tỉnh những vụ án liên quan đến người Mãn, người Kỳ do Mãn Châu Tướng Quân và Phó

Đô Thống phụ trách xét xử, có quyền quyết định những vụ án có hình phạt từ đồ hình

trở xuống, những vụ án từ lưu hình trở lên phải báo lên trung ương.

- Đối với các dân tộc thiểu số, triều Thanh cũng thiết lập một hệ thống cơ quan tư pháp đặc thù chuyên phụ trách các vụ án ở khu vực các dân tộc thiểu số hoặc liên quan đến các dân tộc thiểu số.

Lí Phiên Viện là cơ quan nhà nước tối cao quản lí khu vực các dân tộc thiểu số, đồng thời là cơ quan thượng thẩm của khu vực Nội Ngoại Mông Cổ, Thanh Hải, Hồi, Cương. Lí Phiên Viện đã thiết lập cơ quan chuyên môn là Lí Hình Ty phụ trách việc thẩm phán đối với các tội phạm dân tộc thiểu số. Nhưng nếu như tội đến hình phạt phát khiển (đi đầy), phải báo cáo lên Lí Phiên Viện, Lí Phiên Viện sẽ hội đồng cùng với Bộ Hình xem xét quyết định; tội tử hình phải cùng với “Tam Pháp Ty” cùng hội thẩm định án.

Những tranh chấp dân sự và những vụ án hình sự nhỏ, đơn giản phát sinh ở khu vực Nội Ngoại Mông Cổ, Thanh Hải và Tân Cương, do Trát Tát Khắc, Minh trưởng tự tiến hành xét xử quyết định, nếu như xét đoán không công bằng, “cho phép lên Lí

Phiên Viện trình tố”103. Không thuộc địa phận của Trát Tát Khắc, do Trú phòng tướng

quân, Đô Thống, Biện Sự đại thần tiến hành xét xử, nếu là trọng án cần phải báo cáo lên Lí Phiên Viện kiểm tra xem xét. Giữa người Mông và người Hán nếu như phát sinh tranh chấp về pháp luật, thì quan tư pháp do Trát Tát Khắc hoặc Lí Phiên Viện phái đi cùng với quan địa phương phụ cận cùng nhau thẩm lí. Nói chung, do chuyên môn của Lí Phiên Viện là quản lí hành chính, nắm giữ quyền hành pháp và tư pháp ở khu vực dân tộc thiểu số, cho nên nó được coi là cơ quan trung ương tham dự và quyết định những vụ án của các dân tộc thiểu số, từ đó mà tăng cường quản lí hoạt động tư pháp, duy trì bảo vệ sự thống nhất của pháp luật hành chính, củng cố quốc gia đa dân tộc.

2.5.2. Chế độ tố tụng

* Khởi kiện, tố cáo

Trong chế độ phong kiến triều Thanh một vụ án được xác minh, điều tra khi bắt đầu có đơn khởi kiện hoặc tố cáo hoặc lời tố giác tội phạm. Pháp luật triều Thanh quy định tương đối cụ thể về chủ thể, trình tự gửi đơn.

Trước hết, luật Thanh không quy định độ tuổi có quyền khởi kiện. Theo quy định người dân nói chung có quyền khởi kiện, tuy nhiên lại có quy định hạn chế một số đối tượng không được khởi kiện. Cụ thể: con cháu không được kiện hoặc tố cáo ông bà, cha mẹ, vợ không được kiện cáo chồng, nô bộc, người làm không được tố cáo chủ nhân, trừ trường hợp phạm tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn. Nếu những người ở hàng ti ấu mà kiện cáo tôn trưởng, dù có là sự thật vẫn bị trị tội, vợ mà tố cáo chồng sẽ phạm vào tội “can danh phạm nghĩa” là một trong Thập ác tội. Người bị tù cũng không được tố cáo người khác, ngoại trừ tố ngục quan, ngục tốt đối xử tàn tệ, hành hạ, xâm phạm tù nhân….

Về trình tự gửi đơn: luật Thanh quy định rõ: “Việc thưa kiện phải theo cấp từ cơ sở. Việc quân thuộc thẩm quyền các doanh, vệ. Việc dân thuộc quyền huyện, châu. Quân dân thưa kiện phải từ địa phương mình. Nếu ở đó không thụ lí hoặc làm mất, làm cong quẹo thì mới trình lên Thượng ti”104. Để đảm bảo trình tự tố tụng và giảm bớt việc kiện tụng, luật Thanh quy định cấm kiện tụng vượt cấp, nếu vượt cấp xử phạt 50 roi; cấm giử thư nặc danh và nghiêm trị hành vi vu cáo, hành vi xúi giục, lập mưu kế, thuê người kiện.

* Việc thụ lí, điều tra, xét hỏi

Luật Thanh quy định: các quan khi nhận đơn phải làm rõ vụ việc, nhanh chóng thụ lí. Nếu quan bỏ qua sẽ bị trừng phạt căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động điều tra, xét xử án kiện, triều Thanh cũng thực hiện chế độ “hồi tị” (né tránh) trong quá trình tố tụng. Tức là, khi thụ lí vụ án quan xét xử thấy vụ án có liên quan đến mình hoặc những người có liên quan trong vụ án có liên quan đến bản thân mình thì phải chủ động không tham gia vụ án. Luật Thanh quy định: “phàm quan lại có quan hệ với người kiện tụng như họ hàng thân thuộc, thông gia với nhau, thầy dạy cũ, hoặc trước đó có thù hằn hiềm khích thì đều

cho phép đưa công văn xin hồi tị. Nếu vi phạm phạt 40 roi”105

Sau khi thụ lí đơn kiện, cần nhanh chóng điều tra vụ án. Trong hoạt động điều tra, luật cũng quy định tương đối rõ một số nội dung từ việc thu thập chứng cứ, thủ tục bắt

người, giam giữ, khảo cung…Quy định của luật Thanh đối với chứng cứ đã tương đối rõ ràng. Lấy hoạt động tố tụng hình sự làm ví dụ, luật Thanh quy định: “phàm các vụ trọng án về nhân mệnh, cần phải kiểm nghiệm thi thể, thương tích”; đồng thời triều Thanh còn soạn và ban hành “Thi cách” (quy cách khám nghiệm thi thể); “tra hỏi cường đạo, cần phải có tang chứng rõ ràng”; “đơn khai mất đồ của người trình báo vụ án bị trộm, cần phải khai lần lượt, tỉ mỉ, rõ ràng” [25;459]… Ngoài các loại vật chứng trên, lời khai của người làm chứng, trần thuật của người bị hại, khẩu cung của bị cáo đều là căn cứ quan trọng cho việc định án.

Việc bắt người cũng phải tuân theo pháp luật. Thường thì quan sai dịch khi đi bắt người phải có lệnh của quan và phải gửi công văn đến địa phương phối hợp để bắt. Đặc biệt là những người hoàng thân quốc thích, những người thuộc hàng “Bát nghị” nếu chưa có chỉ dụ của hoàng đế thì không được phép tự tiện bắt.

Khảo cung trong khi điều tra vẫn thường được sử dụng. Trong thời kì phong kiến, khẩu cung đương nhiên là căn cứ chủ yếu để định án. Tuy nhiên, cùng với điều này tra tấn, bức cung đã trở thành biện pháp được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, việc khảo cung phải thực hiện đúng luật. Luật Thanh quy định, tra tấn lấy cung có những hạn chế nhất định, như từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống, phụ nữ mang thai, người tật bệnh, và người thuộc hàng “Bát nghị” không được tra khảo, tra tấn. Tù phạm vì bị tra tấn cho đến chết, thì phải xử quan chủ thẩm hình phạt 100 trượng đến lưu 3000 dặm, nhưng tra khảo theo đúng quy định pháp luật, mà tình cờ bị chết thì không bị luận tội.

Việc xét xử phải diễn ra ở tại nha môn công đường. Người tham gia gồm có nguyên cáo, bị cáo, người làm chứng, người đối chất, thân thuộc, người bị hại, người đại diện, người được mời đến khai báo, người viết thay. Luật Thanh qui định trong vụ án có nhiều đồng phạm với chứng cứ của nhiều người thì chờ đối chất nhưng chỉ trong hạn 3 ngày. Trong xét xử, luật Thanh quy định nguyên tắc “tỉ dẫn luật lệ” (dẫn luật và so sánh lệ) và “y lệ đoán án” (theo lệ xử án). Tức là khi xét xử quan nha môn phải tra cứu đầy đủ điều luật, dẫn chiếu điều lệ để xem xét, không được xử ngoài vụ việc, không được thêm bớt tội danh. Ngoài ra, phải dựa trên cơ sở hành vi phạm tội, đơn thưa kiện của nguyên cáo, chứng cứ mà định tội lượng hình. Việc định tội lượng hình phải tuân thủ nguyên tắc: chỉ căn cứ vào điều luật cụ thể, tôn trọng chứng cứ, căn cứ vào biên bản, xét xử công khai tại công đường. Quan lại vi pháp trong khi xét xử phải giao cho bộ Hình xem xét, xử phạt.

Trong quá trình thụ lí, điều tra, xét xử vụ án, căn cứ vào tình tiết của vụ án mà xác định thẩm quyền. Nếu là những vụ việc dân sự hoặc những vụ án hình sự hình phạt

xuy, trượng thì việc xét xử án chỉ cần diễn ra ở cấp huyện (châu), sau đó có thể thi

hành án; nếu là những vụ án có hình phạt từ đồ, lưu, sung quân, tử hình thì việc xét xử ở cấp huyện (châu) chỉ là sơ thẩm, sau đó phải chuyển lên cấp trên theo thẩm quyền mà xét xử phúc thẩm.

* Xét xử phúc thẩm

Đối với các vụ án đồ hình, sau khi qua cấp xét xử sơ thẩm ở huyện (châu), sẽ lần lượt chuyển qua cấp Phủ, Án Sát Sứ ty, và chuyển tới Đốc Phủ để phúc thẩm lần lượt ở

các cấp. Tuần Phủ và Tổng Đốc có quyền phán quyết đối với các vụ án đồ hình.

Đối với các vụ án hình lưu, sung quân và phát khiển, sau khi Đốc Phủ tiến hành phúc thẩm và đưa ra kết luận, phải chuyển hồ sơ lên Bộ Hình, sau khi Bộ Hình xem xét lại, phê chuẩn mới chuyển về các tỉnh thi hành.

Đối với các vụ án tử hình, chia thành 2 loại là xử lập quyết và giam hậu. Do liên quan đến mạng sống của con người cho nên thủ tục xét xử phúc thẩm đối với án tử hình cũng rất nghiêm ngặt.

Xét xử phúc thẩm đối với các án tử hình chủ yếu là các án trảm giam hậu hoặc giảo giam hậu. Việc xét xử phúc thẩm này diễn ra vào mùa thu hàng năm cho nên được gọi là Thu thẩm. Chế độ thu thẩm là sự phát triển chế độ “lục tù”106 và “thu đông hành

hình” từ thời Hán Đường và trực tiếp kế thừa chế độ Triều thẩm của triều Minh. Nhà

Thanh trong quá trình xây dựng pháp luật, với tư tưởng “minh hình bật giáo”, “dĩ đức giáo hóa” cũng đã tiếp thu và phát triển chế độ Thu thẩm trong việc thẩm lí các vụ án hình sự, thể hiện sự coi trọng mạng sống của con người. Đồng thời coi đó là một trong những biện pháp bảo vệ sự thống nhất của chế độ pháp luật phong kiến. Từ đó đã tiến hành cải cách làm cho chế độ Thu thẩm ngày càng hoàn thiện, trở thành một trong những nội dung quan trọng của chế độ tố tụng triều Thanh.

Kì Thu thẩm diễn ra hàng năm vào tháng 8 mùa thu. Trước kì Thu thẩm, Đốc Phủ các tỉnh phải tiến hành thẩm tra trước các vụ án có liên quan, đề xuất ý kiến và ghi

lại thành văn bản gửi tới Cửu Khanh107, Chiêm Sự phủ, Lục Khoa, các Đạo cùng tham

khảo khi Thu thẩm. Sau đó, tháng 8 mùa thu hàng năm, tại Kim Thủy Kiều Tây bên

106

Lục tù là chế độ giám đốc án kiện có từ thời Hán, hoàng đế hoặc cơ quan tư pháp cấp trên theo định kì xem xét lại tính chính xác của những vụ án đã phán quyết của cơ quan tư pháp cấp dưới.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)