Con đƣờng phong kiến hóa – sự dung hợp Mãn – Hán

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 27)

7. Bố cục của đề tà

1.2.Con đƣờng phong kiến hóa – sự dung hợp Mãn – Hán

Phong kiến hóa là khái niệm dùng để chỉ quá trình chuyển biến từ phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ tiến sang phương thức sản xuất phong kiến, là quá trình hình thành và xác lập phương thức sản xuất phong kiến. Nội dung chủ yếu của nó là cải biến những nhân tố phi phong kiến thành những nhân tố phong kiến, hướng tới xác lập 2 yếu tố cơ bản nhất của quan hệ sản xuất phong kiến là chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến và quan hệ giai cấp phong kiến. Ở Trung Quốc, khái niệm này thường dùng để chỉ quá trình các dân tộc thiểu số lạc hậu tiến từ xã hội chiếm hữu nô lệ lên xã hội phong kiến, chủ yếu thể hiện ở sự cải biến phương thức sản xuất và văn hóa. Đối tượng phong kiến hóa của các dân tộc thiểu số thường là văn hóa Hán tộc, cho nên khái niệm phong kiến hóa thường dùng với khái niệm Hán hóa, thậm chí có lúc đồng nhất 2 khái niệm này. Phong kiến hóa hay Hán hóa có nhiều điểm khác biệt, nhưng nhìn chung nó đều là hình thức biểu hiện của sự hòa hợp dân tộc. Quá trình này diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Thực chất, nó đều là quá trình các dân tộc thiểu số lạc hậu bị các dân tộc tiên tiến đồng hóa về phương thức sản xuất và văn hóa.

Quá trình phong kiến hóa hay Hán hóa ở Trung Quốc diễn ra theo 2 con đường chủ yếu: bên cạnh con đường đồng hóa cưỡng bức của người Hán thì con đường Hán hóa tự nhiên cũng rất phổ biến. Hán hóa tự nhiên là tình trạng các dân tộc có trình độ văn minh kém phát triển hơn so với dân tộc Hán, theo quy luật các dân tộc ấy cũng sẽ dần dần tiếp nhận ảnh hưởng của phương thức sản xuất và văn hóa tiên tiến của dân tộc Hán, từng bước cải biến một bộ phận hoặc toàn bộ các đặc trưng của dân tộc mình theo Hán tộc, hoặc bị Hán tộc đồng hóa. Cũng có thể, một dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa, văn minh kém hơn nhưng đã chinh phục được Hán tộc có trình độ văn minh cao hơn, để có thể thiết lập được sự thống trị của mình đối với người Hán thì dân tộc ấy cũng phải tự tiếp nhận những yếu tố văn hóa Hán, biến nó trở thành công cụ để thống trị và duy trì sự thống trị của mình đối với người Hán.

Thực tế lịch sử Trung Quốc đã không ít lần dân tộc Hán văn minh đã bị các dân tộc thiểu số mà người Hán vốn coi là Di, Địch chinh phục và thống trị. Đó là những thất bại của người Hán. Nhưng trong hoàn cảnh bị nô dịch như vậy, văn hóa, văn minh của người Hán đã thể hiện rõ sức sống và ảnh hưởng của mình. Mặc dù các dân tộc thiểu số đó ở địa vị thống trị nhưng rồi họ đã không thể chống lại sức hấp dẫn của văn hóa Hán, cuối cùng đã bị Hán hóa. Trong quá trình đó, một phần là sự đồng hóa tự nhiên nhưng một phần là do chính bản thân dân tộc đó chủ động tiếp nhận văn hóa Hán. Bởi vì, khi vào chinh phục Trung Nguyên, thiết lập được vương triều của mình ở Trung Nguyên rồi nhưng họ vẫn đang trong hình thái kinh tế - xã hội thấp hơn so với người Hán – hình thái chiếm hữu nô lệ. Để có thể thích ứng với một hoàn cảnh mới, có thể cai trị một dân tộc đang ở trình độ văn minh phong kiến thì bản thân những người thống trị của vương triều dân tộc thiểu số đó nhận thấy phải nhanh chóng tiếp thu văn hóa Hán, học theo người Hán để có thể cai trị người Hán. Do vậy, nhiều vương triều đã đẩy mạnh quá trình phong kiến hóa của dân tộc mình. Lịch sử đã chứng minh công cuộc phong kiến hóa mạnh mẽ của vua Ngụy Văn Đế triều Bắc Ngụy. Sau đó là quá trình phong kiến hóa của triều Nguyên, với nhiều biện pháp, đặc biệt là thông qua những cuộc cải cách (quan trọng nhất là cải cách của Thoát Thoát mà sử thường gọi là “Thoát Thoát canh hóa”) đã khiến cho triều Nguyên tiến nhanh lên phương thức sản xuất phong kiến. Và đến triều Thanh, cũng giống như triều Nguyên, khi đó họ mới đang ở giai đoạn xã hội chiếm hữu nô lệ, các hoàng đế Thanh từ Hoàng Thái Cực đã nhận thấy những bài học lịch sử, muốn chinh phục và thống trị được Trung Nguyên thì không thể không học theo người Hán. Cho nên, họ trong quá trình chinh phục Trung

Nguyên và sau khi đã làm chủ Trung Nguyên đã chủ động học tập người Hán từ tư tưởng, thiết chế chính trị, pháp luật, phương thức canh tác, văn hóa… khiến cho tộc Mãn Châu tiến nhanh trên con đường phong kiến hóa, tạo tiền đề vững chắc cho sự cai trị của vương triều Thanh trong suốt hơn 200 năm.

Quá trình phong kiến hóa của tộc Mãn Châu được thể hiện trên một số phương diện chủ yếu sau:

Trước hết là lĩnh vực kinh tế: Tổ tiên của người Mãn lấy thị tộc, bộ lạc làm đơn vị, do cư trú giữa “Bạch Sơn và Hắc Thủy” nên họ đã sớm có một nền kinh tế tổng hợp đánh cá, săn bắn, hái lượm, chăn nuôi du mục, trồng trọt, trong đó lấy kinh tế đánh cá và săn bắn làm chủ yếu. Trải qua lịch sử lâu dài, đã phát triển lên nền kinh tế nông nghiệp nguyên thủy và chăn nuôi. Sang đến thời kì sau khi tiến về khu vực Đông Bắc, cùng với kinh tế săn bắn, chăn nuôi và đánh cá thì kinh tế nông nghiệp đã phát triển lên kinh tế nông nghiệp sản xuất, họ tiến hành trồng trọt canh tác. Đến thời Nỗ Nhĩ Cáp xích bắt đầu chuyển sang cuộc sống “ở nhà, cày ruộng, ăn cơm” không chuyên săn bắn là chủ yếu như trước nữa. Điều này có thể thấy trong các thư tịch của người Triều Tiên và thư tịch triều Minh, triều Thanh. Trong thư tịch của Triều Tiên có ghi lại việc người Triều Tiên sai người đến quan sát hoạt động của tộc Nữ Chân về đã báo cáo: “Hai bờ sông Kiến thủy họ tiến hành trồng trọt và những người nông dân, những đàn trâu đã thấy khắp nơi” [43;5]; sách vở của triều Minh cũng ghi lại việc: “người Kiến Châu xin cử thủ lĩnh đi mua trâu mang về cày ruộng” [43;5]. Điều đó cho thấy kinh tế nông nghiệp đã trở thành nền kinh tế quan trọng của người Mãn Châu. Họ đã đạt tới một trình độ nhất định trong nền kinh tế nông nghiệp sản xuất, họ đã biết sử dụng sức kéo trong sản xuất và đã biết sử dụng sắt chế tạo công cụ sản xuất. Nghề luyện kim của họ cũng phát triển. Nhưng tính chất nền nông nghiệp sản xuất này vẫn ở trình độ thấp, nền sản xuất mang tính chất tự nhiên và họ lao động mang tính tập thể. Bên cạnh đó, kinh tế chăn nuôi và săn bắn vẫn chiếm vị trí nhất định trong nền kinh tế. Nó phản ảnh tính chất nền kinh tế của người Mãn Châu thời kì này là nền kinh tế tổng hợp có sự kết hợp giữa kinh tế nông nghiệp với kinh tế săn bắn và chăn nuôi. Tuy nhiên, trình độ kinh tế sản xuất của họ giai đoạn này vẫn còn thấp, mang nhiều dấu ấn của nền kinh tế tự nhiên.

Về quan hệ sở hữu: Về danh nghĩa toàn bộ tài sản bao gồm đất đai, gia súc, tù binh

và cả những người lao động vốn là người thuộc tộc Nữ Chân đều thuộc sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên, những người quí tộc sẽ dựa vào chức tước cao thấp của mình mà

được phân phối đất đai, tù binh, chiến lợi phẩm chiến tranh và phạm vi săn bắn. Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích thiết lập chế độ Bát Kỳ, những người đứng đầu Bát Kỳ đã trở thành những đại quí tộc, Hãn chỉ là người đứng đầu giai cấp quí tộc Mãn mà thôi. Thời kì này, dấu ấn của xã hội dân chủ thị tộc vẫn còn đậm nét. Do vậy, tài sản đều phân về các Kỳ thuộc sự quản lí trực tiếp của Kỳ chủ. Những người này thực tế là những chủ sở hữu đối với những tài sản đó. Họ chính là những chủ nô nắm quyền sở hữu đối với mọi tài sản thuộc phạm vi Kỳ mình quản lý.

Quan hệ bóc lột chủ yếu của thời này vẫn mang tính chất bóc lột tập thể. Vì hình thức sản xuất chủ yếu của thời kì này là sản xuất tập thể. Điều này có thể thấy trong các thư tịch của triều Thanh và Triều Tiên. Trong thư tịch của Triều Tiên có chép việc một vị quan của Triều Tiên khi đến khảo sát vùng thuộc khu vực của người Mãn Châu đã ghi lại: “Các bộ lạc ở đây lập các đồn điền, thủ lĩnh của bộ lạc đó nắm quyền thu hoạch” [43;7]. Trong sách vở của triều Thanh cũng chép: năm 1615, Nỗ Nhĩ Cáp Xích hạ “Dụ các Ngưu Lục: Trâu ngựa phân cho các Ngưu Lục, khi canh tác thì trong các Ngưu Lục, cứ 10 người ban cho 4 con trâu, đến các vùng hoang địa khai hoang làm ruộng” [43;8]. Đặc biệt là khi tiến về Liêu Thẩm, sau khi chiếm được đất đai rộng lớn của người Hán ở khu vực này, chính quyền Hậu Kim đã thực hiện chính sách bình quân ruộng đất, chia đất đai cho các đinh. Tuy nhiên, hoạt động canh tác vẫn mang tính tập thể… Bên cạnh đó, săn bắn cũng là hoạt động tập thể. Theo tập quán của người Mãn Châu, khi săn bắn tất cả tráng đinh phải tham gia, cứ 10 người lập thành một nhóm, cử 1 người làm thủ lĩnh, 9 người còn lại thì hành động, theo lệnh mà làm, không được tự ý làm trái. Qua đó cho thấy quan hệ bóc lột ở đây chủ yếu mang tính chất bóc lột tập thể giữa quí tộc chủ nô đối với đa số người lao động. Người lao động ở đây không chỉ bao gồm nô lệ mà còn bao gồm cả những người được gọi là “dân hộ”.

Từ khi vào Trung Nguyên, để tạo ra cơ sở kinh tế cho triều đại, các vị vua triều

Thanh đã nhanh chóng tiếp thu nền kinh tế canh nông trồng trọt của người Hán, coi

nông nghiệp là nền kinh tế chủ đạo. Vì thế, các hoàng đế Thanh đã ban bố nhiều quy định bảo vệ sản xuất nông nghiệp: Cấm quân đội trong khi xuất quân, hành quân tự do thả ngựa ăn kê lương, người nào vi phạm, nặng thì bị xử phạt xuyên thông mũi tai, nhẹ thì bị phạt đánh roi; Cấm gia súc xông vào ruộng của người khác xéo nát cây trồng; cấm dùng sức dân vào thời gian nông vụ… Trong nền kinh tế đó, cũng giống như người Hán, người Mãn đặc biệt coi trọng ruộng đất vì nó là tư liệu sản xuất chủ yếu. Cho nên, ngay sau khi vượt Sơn Hải Quan các quý tộc người Mãn đã thực hiện phong

trào vây đất, chiếm đất của người Hán. Nhiều ruộng đất trước đây vốn của quý tộc Minh giờ đây thuộc về sở hữu của quý tộc Mãn, và các quí tộc Mãn cũng đã trở thành những địa chủ ruộng đất. Để có thể củng cố và ổn định tình hình xã hội, người Mãn đã chủ trương tiếp tục thực hiện chế độ ruộng đất của nhà Minh. Thực tế chế độ ruộng đất nhà Thanh là cơ bản học theo nhà Minh. Có điểm khác là chủ nhân của những mảnh đất đó giờ đây phần nhiều là người Mãn mà thôi. Những điền hộ trên những mảnh đất đó và cả việc giao nộp tô thuế cũng không có gì thay đổi.

Bên cạnh tiếp thu kinh tế nông nghiệp, người Mãn Châu cũng từng bước tiếp thu kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp của người Hán. Những quý tộc Mãn cũng dần dần trở thành những chủ xưởng thủ công, chủ các hầm mỏ và những người thương nhân giàu có. Một bộ phận Kỳ hộ cũng dần dần học theo các nghề thủ công nghiệp của người Hán, trở thành những thợ thủ công, hoặc tiến hành các hoạt động buôn bán.

Những chuyển biến đó đã làm cho cơ cấu kinh tế của người Mãn Châu thay đổi nhanh chóng, từ nền kinh tế mang tính chất tổng hợp trồng trọt kết hợp với săn bắn và chăn nuôi ở trình độ thấp đã tiến lên một nền kinh tế nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp và thương nghiệp ở trình độ ngày càng cao. Trong cơ cấu kinh tế đó, cũng giống như người Hán, họ lấy kinh tế nông nghiệp làm chính, và triều Thanh cũng thực thi một chính sách nhất quán giống như các triều đại Hán là “trọng nông”.

Về phương thức kinh doanh, ban đầu các quí tộc Mãn Châu chủ trương thực hiện phương thức canh tác của người Mãn, đó là sử dụng điền hộ, gia nô và nô lệ do mình quản lý tiến hành canh tác tập thể. Nhưng phương thức canh tác đó lạc hậu, không phù hợp với thực tế xã hội bấy giờ, đi ngược với qui luật lịch sử. Cho nên, đã vấp phải sự phản kháng của người lao động. Cuối cùng, họ cũng phải học theo người Hán, tổ chức thành các nông trang, tiến hành phát canh thu tô. Có điều khác so với triều Minh là việc thu thuế của các nông trang này không phải do chủ đất đó quản lí mà do Nội Vụ Phủ thống nhất quản lý, thuế sau khi thu được sẽ đem phân cho các vương công, tôn thất.

Về kết cấu giai cấp: cùng với những biến đổi trên phương diện phương thức canh tác, quan hệ giai cấp trong xã hội người Mãn cũng thay đổi nhanh chóng. Nếu như trước đây trong xã hội Hậu Kim có ba bộ phận chủ yếu là giai cấp chủ nô, những người được gọi là “dân hộ” và gia nô, nô lệ. Trong đó, giai cấp chủ nô vốn là những quí tộc thị tộc trước đây, trong quá trình hình thành nhà nước đã chuyển hóa thành quý tộc chủ

nô, là giai cấp bóc lột. Những “dân hộ” phần lớn là những người vốn có gốc gác là người Nữ Chân và bao gồm một số dân cư của bộ tộc khác. Gia nô và nô lệ phần lớn là dân cư của những thị tộc, bộ lạc bị bắt trong chiến tranh. Họ là tài sản của nhà nước và bị các quí tộc chủ nô trực tiếp bóc lột. Trong các sách tiếng Mãn còn dùng rất nhiều từ chỉ những người thuộc sự quản lý của các quý tộc chủ nô như: “chư thân”, “túc thận”, “a ha”… đều là những từ phiếm chỉ thân phận lệ thuộc mà tiếng Hán thường dịch là “nô tài, nô bộc, lệ thần, bộ hạ”. Hay trong các tài liệu cũng ghi chép việc bắt những người thuộc tộc khác trong chiến tranh làm nô lệ. Ví dụ, trong “Thanh thực lục” có ghi: Năm 1628 Khi Hoàng Thái Cực chinh phục bộ lạc Đa La Đặc “bắt được hơn 11200 người, lấy hơn 400 người Mông Cổ, người Hán biên chế làm dân hộ, số còn lại đều làm nô” [43;9]… Điều đó cho thấy trong nhà nước Hậu Kim, kết cấu giai cấp của xã hội nô lệ tương đối điển hình. Tuy nhiên, cùng với những biến động trên phương diện kinh tế, chính trị, kết cấu giai cấp đó cũng dần dần biến đổi. Đặc biệt, từ khi vượt Trường Thành vào Trung Nguyên, kết cấu xã hội của người Mãn đã thay đổi nhanh chóng. Những quí tộc chủ nô người Mãn sau khi vào Trung Nguyên vây đất chiếm đất đã trở thành những người địa chủ và cũng tiến hành phát canh ruộng đất, thu tô thuế giống như những địa chủ người Hán. Những kỳ hộ trước đây dần dần cũng trở thành những điền hộ nhận đất đai của nhà nước và địa chủ người Mãn để trồng cấy và nộp tô thuế. Những gia nô, nô lệ trước đây thuộc sở hữu của các Kỳ giờ đây cũng được nhận đất đai trồng cấy và nộp tô thuế cho chủ nhân. Thêm vào đó là chính sách “cải tịch” của triều Thanh, khiến cho họ dần dần cũng trở thành những nông hộ hoặc có thân phận bán nô lệ mà không còn là thân phận nô lệ như trước nữa. Như vậy tương ứng với

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 27)