Khang Hy hội điển

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 44)

Năm Khang Hy thứ 23 (1684), để nâng cao hiệu lực thống trị của quan lại, tăng cường quản lí hành chính, làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước có tính quy phạm, hoàng đế Khang Hy trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm quản lí hành chính nhà nước, đã hạ chiếu phỏng theo “Minh hội điển” khởi thảo “Thanh hội điển”. Trong thời gian từ năm Khang Hy thứ 6 (1666) đến năm thứ 29 (1690) đã hoàn thành “Thanh hội điển”, gồm 162 quyển. Bộ hội điển này lịch sử thường gọi là “Khang Hy hội điển”. Đây là bộ hội điển hành chính đầu tiên sau khi triều Thanh làm chủ Trung Nguyên. Ông xem hội điển là “Đại kinh đại pháp”. Nội dung của Đại kinh đại pháp này là từ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, quan lại từ trung ương đến địa phương, cho đến chế độ quan chức, những việc về doanh thú, tiền tệ, tiền lương, các việc đại chính…đều quy định trong đó. Thể lệ của nó là lấy quan chủ sự chi phối công việc, lấy

9

Hội điển là sách ghi lại chế độ quan lại của một triều đại. Khởi nguồn của nó là cuốn “Chu quan”, đến triều Đường có “Đường lục điển”. Thời Minh Thanh gọi là “Hội điển” với ý nghĩa là “Điển chương hội yếu”

việc lệ thuộc vào quan, phân mục cơ cấu theo Tôn Nhân Phủ, Nội Các, Lục bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), Lí Phiên Viện, Đô Sát Viện, Thông Chính sử tư, Nội Vụ phủ cho đến các tự, viện, phủ, giám khác. Trong thời gian từ đầu triều Thanh đến năm Khang Hy thứ 26 (1687), có sự nối tiếp nhau từ đầu đến cuối, biến đổi rất rõ ràng.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 44)