Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích kiến lập triều Hậu Kim, lên ngôi Hãn đã được tôn xưng là Anh Minh Hãn

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 39)

7

Hoàng Thái Cực không chỉ kế thừa tư tưởng truyền thống coi trọng pháp chế của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, mà còn đề cao nó trở thành yếu tố quan trọng của việc trị quốc. Ông cho rằng pháp luật cần phải xây dựng kịp thời để điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh, pháp luật phải theo kịp sự phát triển của xã hội. Đồng thời ông cũng chủ trương dùng pháp luật làm công cụ tăng cường hoàng quyền và đẩy nhanh quá trình phong kiến hóa nhà nước Mãn Châu. Vì vậy mà hoạt động lập pháp của Hoàng Thái Cực đạt được nhiều thành tựu và có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình chuyển biến chế độ pháp luật triều Thanh, đưa pháp luật triều Thanh tiến từ chế độ pháp luật chiếm hữu nô lệ sang chế độ pháp luật phong kiến.

Thời kì cai trị của Hoàng Thái Cực là thời kì thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền từng bước được xác lập. Hoạt động lập pháp cũng ngày càng tăng cường, phạm vi điều chỉnh ngày càng mở rộng và có tính hệ thống nhất định. Nhìn một cách tổng quát, chế độ pháp luật thời kì Hoàng Thái Cực đã bắt đầu chuyển dần sang giai đoạn pháp luật phong kiến. Hình thức pháp luật dưới thời kì thống trị của Hoàng Thái Cực dụ lệnh vẫn là hình thức pháp luật thường thấy và có hiệu lực tối cao mà thần dân phải tuyệt đối tuân thủ. Tuy nhiên, trong quá trình tập quán pháp bị pháp luật thành văn nhanh chóng thay thế, thì điều lệ đơn hành cũng đã trở thành hình thức pháp luật ngày càng quan trọng.

Năm Thiên Thông thứ 5 (1631), Hoàng Thái Cực đã ban bố “Li chủ điều lệ”, cho phép nô lệ tố cáo chủ nhân đúng tội thì có thể được tự do rời bỏ chủ. Đến năm Thiên Thông thứ 6 (1632), sai đại thần soạn thảo “Trú ngoại phiên Mông Cổ chư quốc tuyên bố khâm định pháp lệnh”, sử thường gọi là “Thịnh Kinh định chế”. Hiện nay không tìm được nguyên văn văn bản này, nhưng thông qua các tài liệu có thể thấy nó là một pháp lệnh đặc biệt quy định các vấn đề liên quan đến khu vực Mông Cổ.

Thành tựu chủ yếu nhất trong hoạt động lập pháp dưới thời Hoàng Thái Cực là việc chế định “Lục bộ đơn hành điều lệ” và “Sùng Đức hội điển”. Đây cũng là kết quả chủ yếu của hoạt động lập pháp hành chính trong thời kì chưa vào Trung Nguyên.

Hoạt động lập pháp hành chính trong giai đoạn này đặc biệt được đẩy mạnh sau khi thành lập Lục Bộ. Rất nhiều văn bản pháp luật đơn hành đã được ban bố, quy định các quy tắc hoạt động của Lục bộ, những văn bản này được tập hợp trong “Lục bộ đơn hành điều lệ”. “Lục bộ đơn hành điều lệ” tuy chưa tìm thấy nguyên văn, nhưng từ trong các chỉ, dụ của Hoàng Thái Cực cho thấy nó đã tồn tại. Ví dụ, trong dụ Hoàng Thái Cực được ban bố năm 1632 có đề cập đến một văn bản có tên là “Chức chưởng

điều ước”, quy định về chức chức năng, quyền hạn, biên chế của Lục Bộ: “thủ tục các bộ, đều lấy ấn để làm việc, chức năng quyền hạn do điều ước quy định, ghi chép rõ ràng, niêm yết ngoài cửa” [28;283]

Cho đến tháng 4 Sùng Đức nguyên niên (1636), Hoàng Thái Cực lại ban bố 52 điều “hội điển”, nó là sự tập hợp chính lệnh của triều Thiên Thông đã ban bố và dụ lệnh của triều Thiên Thông mới định thêm, cho đến chính lệnh được nghị định sau khi Hoàng Thái Cực lên ngôi. Vì thế, có thể nói “Sùng Đức hội điển” là hối biên những dụ lệnh quan trọng của triều Thiên Thông đã được tu chỉnh, nó là sự kế thừa việc biên soạn “Đại Minh hội điển”. Nội dung của nó bao gồm các vấn đề về lễ chế, quan chế, hình chế, hôn nhân, tố tụng, kinh tế, tôn giáo…Bộ hội điển này chính là sự tập hợp hóa các qui định pháp luật quan trọng nhất của triều Thanh thời kì ngoài Trung Nguyên. Nó đã khơi dòng cho vương triều nhà Thanh biên soạn Ngũ triều hội điển.

Hoạt động lập pháp của Hoàng Thái Cực có vai trò vô cùng quan trọng đối với triều Thanh thời kì đóng đô ở Thịnh Kinh, nó không chỉ góp phần quan trọng vào tiến trình lập pháp của triều Thanh, mà còn là bước đệm cốt yếu để hoạt động xây dựng pháp luật của triều Thanh tiến tới chế độ hóa, quy phạm hóa giai đoạn sau.

Nhìn chung chế độ pháp luật của triều Thanh thời kì khai quốc vẫn chưa đạt tới tính quy củ, chủ yếu vẫn là pháp luật bất thành văn dưới hình thức khẩu dụ. Pháp luật thành văn thời kì này đã xuất hiện nhưng vẫn chưa có tính hệ thống, nội dung cũng chưa hoàn bị. Nó phản ảnh giai đoạn quá độ từ pháp luật chiếm hữu nô lệ lên pháp luật phong kiến.

1.3.2.2. Hoạt động lập pháp của triều Thanh từ sau khi vào Trung Nguyên (1644) đến chiến tranh Nha phiến (1840) (1644) đến chiến tranh Nha phiến (1840)

Đây là giai đoạn mà hoạt động lập pháp và kĩ thuật lập pháp của triều Thanh có những chuyển biến quan trọng, tiến dần đến quy phạm hóa và có tính thuần thục. Hoạt động lập pháp của triều Thanh thời kì này từ hình thức pháp luật, nội dung pháp luật đến kĩ thuật lập pháp đều chịu ảnh hưởng rất lớn của pháp luật triều Minh.

* Chế định luật: Hoạt động lập pháp trung tâm và quan trọng nhất là quá trình xây dựng bộ “Đại Thanh luật lệ”. Đây là kết quả của hoạt động lập pháp của mấy triều vua, từ Thuận Trị , Khang Hy, Ung Chính cho đến Càn Long.

Năm 1644, sau khi quý tộc Mãn Châu vượt Sơn Hải Quan tiến vào Bắc Kinh, đã phải đối diện với mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp gay gắt, phức tạp. “Giản pháp cựu luật” trước đây đã không thể thích ứng với tình hình mới. Vì vậy, các quan

đại thần đã kiến nghị: cần nhanh chóng xây dựng pháp luật; pháp luật của bản triều và pháp luật triều Minh có nhiều điểm khác nhau, việc san định còn nhiều thiếu sót, khó áp dụng. Đồng thời đề xuất, lấy pháp luật triều Minh làm cơ sở để chế định pháp luật của bản triều. Những đề xuất này đã được nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn và hoàng đế Thuận Trị tiếp thu. Ngay sau đó, triều đình đã thành lập bộ phận quan viên có chức năng tham khảo, chọn lọc và biên soạn pháp luật. Dưới nguyên tắc “tường dịch Minh luật, tham chước thời nghi”, cuối cùng bộ pháp điển đầu tiên của triều Thanh đã hoàn thành. Tháng 5 năm Thuận Trị thứ 3 (1646), các quan tu pháp đã chế định “Đại Thanh

luật”. Trải qua nghị bàn rộng rãi và được các quan viên trong triều đình hiệu đính một

cách thỏa đáng và thông qua việc hoàng đế tự mình “tái tam phúc duyệt” (3 lần xem

xét phê duyệt), cuối cùng định tên là “Đại Thanh luật tập giải phụ lệ”, tổng cộng có

459 điều, ban bố trong cả nước vào năm đó. Đây là một bộ pháp điển thành văn hoàn chỉnh đầu tiên của triều Thanh, có ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho việc biên soạn các bộ pháp điển về sau. Tuy nhiên, do bộ “Đại Thanh luật” này thực chất “là bộ Đại Minh luật đổi tên”, dẫn đến sau khi ban bố, rất nhiều quy phạm không được thi hành. Để tiện cho Mãn quan thi hành Đại Thanh luật, năm Thuận Trị thứ 13 (1655) đã ban hành “Mãn Văn Đại Thanh luật”.

Tổng kết hoạt động lập pháp của triều Thuận Trị, có thể thấy rõ trên cơ sở bảo lưu những thành quả lập pháp của thời kì ngoài Trung Nguyên, đã tiến một bước trong việc học theo cách xây dựng pháp chế triều Minh.

Người kế vị Thuận Trị là Khang Hy. Ngày 14 tháng 9 năm Khang Hy thứ 18 (1679), hoàng đế Khang Hy căn cứ vào thực tế mâu thuẫn giữa hoạt động lập pháp và tư pháp, cùng với xem xét yêu cầu của bộ Hình tấu thỉnh về việc hiệu chính các điều luật, ông đã ra Thượng dụ về tu chỉnh pháp luật. Trong đó chỉ rõ: mục đích của “nhà nước khi thiết lập pháp chế”, là để “ngăn cấm bạo loạn, trừng trị kẻ gian, làm cho xã hội yên ổn, hướng tới điều thiện” [25;406]. Khang Hy hoàng đế là người rất am tường trong việc tổng kết các kinh nghiệm lịch sử. Ông hiểu sâu sắc rằng, chỉ một việc dùng hình thì không đủ để trị loạn. Vì thế, ông lại dùng cả giọng điệu nhân nghĩa: “nhân mệnh con người có quan hệ với nhau rất lớn, lòng xót thương là điều tự nhiên có trong sâu thẳm và là sợi dây liên kết con người với nhau” [25;406]. Do vậy, ông thấy, ngoài việc định luật cần phải xậy dựng, xem xét lại các điều luật có phù hợp hay không. Ông đã yêu cầu bách quan cần xem xét lại “tội không đáng phải chết” “mà lệ mới cho rằng phải xử tội chết, hoặc các tình tiết phạm tội vốn nhẹ mà lệ mới xét xử quá nghiêm

khắc”, những điều “nên bỏ nên giữ” “chọn lọc rõ ràng để định (luật)” [25;406]. Tuân lời Thượng dụ năm Khang Hy thứ 18 (1679), năm sau bộ Hình đã biên tập và thông qua bộ “Hình bộ hiện hành tắc lệ”. Thánh tổ “đặc biệt giao cho Cửu Khanh nghị chuẩn, đem “Hình bộ hiện hành tắc lệ” phụ vào trong Đại Thanh Luật. Ông lệnh cho các Thượng thư Đồ Nạp, Trương Ngọc Thư làm Tu Pháp Tổng Tài tiến hành việc tu đính quy mô lớn, và sau mỗi phần chính văn tăng thêm tổng chú, thục giải luật văn. Từ năm Khang Hy thứ 34 (1695) đến năm Khang Hy thứ 46 (1707), trải qua sự thẩm duyệt tu sửa, cuối cùng đã hoàn thành. Nhưng Thánh Tổ chưa chính thức ban bố. Đây chỉ là nguồn cung cấp cơ bản rất quan trọng để 2 triều đại Ung Càn chế định, hoàn thành Đại Thanh Luật.

Thành tựu chủ yếu trong hoạt động lập pháp của triều Ung Chính là đã chế định

“Đại Thanh luật tập giải”. Thể lệ của “Đại Thanh luật tập giải” là dựa theo cũ, chỉ là điều văn có sự tăng giảm và điều chỉnh lớn, và soạn thêm tổng chú phụ phía sau luật. Cho đến tiểu chú, tuy dùng chữ không nhiều, nhưng đã khiến cho nghĩa của luật càng tăng thêm rõ ràng, tường tận.

Thời Càn Long, đã lệnh cho Tam Thái làm Tổng tài, tu đính Đại Thanh luật tập giải. Theo lệnh, họ đã tiến hành khảo chính với những điều của luật lệ trước đây, biên tập thêm, hiệu đính rõ ràng định thành lệ, sắp xếp tăng giảm, thống nhất tên gọi lấy làm điều lệ. Đồng thời, lại bỏ phần tổng chú phía sau luật, tăng thêm tiểu chú. Thông qua việc Càn Long tự thân giám định, kiểm tra, cho tới năm Càn Long thứ 5 (1740) thì

hoàn thành, lấy tên là “Đại Thanh luật lệ”, “ban bố trong ngoài, vĩnh viễn tuân hành”.

Đầu triều Thanh, từ việc dùng theo Minh luật một cách đơn giản, trải qua thời gian gần 100 năm, qua mấy lần tu đính, cuối cùng hoàn thành “Đại Thanh luật lệ”. Đây là quá trình phản ảnh giai cấp thống trị triều Thanh đã đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn thống trị trong cả nước, càng ngày càng nhận thức được sự quan trọng của việc xây dựng một chế độ pháp luật thống nhất. “Đại Thanh luật lệ”, hay còn gọi là “Đại Thanh luật” là bộ pháp điển phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Nó là tập đại thành của pháp luật phong kiến các triều đại, thường được đánh giá là “ẩn hợp cổ nghĩa” (ẩn chứa và tích hợp ý nghĩa của luật cổ), sửa chữa những thiếu sót giai đoạn trước.

“Đại Thanh luật lệ” về hình thức kết cấu có sự tương đồng với “Đại Minh luật”, cũng chia thành các phần Danh lệ luật, Lại luật, Hộ luật, Lễ luật, Binh luật, Hình luật, Công luật, tất cả gồm 30 thiên, 47 quyển, 30 môn, 436 điều, phần phụ lệ gồm 1049

điều. “Đại Thanh luật lệ” là một bộ pháp điển điển hình nhất của triều Thanh, được coi là “tổ tông thành pháp”, nên đã khiến cho từ năm Càn Long thứ 5 trở đi, không có sự tu đính nữa, mà chỉ dùng lệ mới tăng thêm để bổ khuyết cho những phần chưa đầy đủ của luật. Vì thế điều lệ không ngừng tăng lên, đến năm Càn Long thứ 26 đã tăng đến 1456 điều, cuối cùng đến năm Đồng Trị thứ 9 (1870) đã tăng lên 1892 điều lệ. Lệ không những tăng lên về số lượng, mà đã có những tác dụng đặc thù, hiệu lực của nó ngày càng có xu hướng cao hơn luật, thậm chí có thể thay thế cho luật.

* Chế định Hội điển

Thành tựu lập pháp quan trọng thứ 2 của thời kì này là việc chế định “Ngũ triều

hội điển”. “Hội điển”9 là hình thức pháp luật có từ triều Minh. Dưới triều Minh, việc

xây dựng các bộ hội điển cũng trở thành trọng điểm của hoạt động lập pháp. Triều Thanh trên cơ sở học tập, kế thừa pháp luật triều Minh cũng tiến hành biên soạn hội điển. Từ thời kì triều Thanh khai quốc, Hoàng Thái Cực đã cho biên soạn bộ hội điển đầu tiên là “Sùng Đức hội điển”. Sau khi vào Trung Nguyên, các hoàng đế triều Thanh tiếp tục hoạt động chế định các bộ hội điển của triều đại mình, trong đó có 5 bộ Hội điển của các triều Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Quang Tự, Gia Khánh… thường được gọi là “Ngũ triều hội điển” hoặc “Đại Thanh hội điển”. Đây thực chất là bộ hội điển tập hợp các quy định pháp luật hành chính quan trọng nhất của triều Thanh, cũng là bộ hội điển hành chính phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Hoa.

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)