“Đại Thanh luật lệ Hình luật Đoán ngục Điều 415: Xét tội dẫn luật lệnh”

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 67)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

35 “Đại Thanh luật lệ Hình luật Đoán ngục Điều 415: Xét tội dẫn luật lệnh”

36

pháp của triều Thanh, thì phạm vi thực thi nguyên tắc này ngày càng mở rộng vượt ra cả ngoài những quy định của Hình luật. Điều này đã phản ảnh tính chất tàn khốc và dã man của hình luật triều Thanh.

* Nguyên tắc thân thuộc che dấu tội cho nhau: Đây là nguyên tắc của pháp luật truyền thống Trung Quốc nhằm hướng tới bảo vệ trật tự gia đình gia trưởng phong kiến, làm cơ sở ổn định trật tự xã hội. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: ngoại trừ một số tội xâm phạm đến hoàng quyền như mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn thì những người thân trong gia đình có thể được che dấu tội cho nhau. Luật Thanh cũng kế thừa nguyên tắc này. Điều 32 Đại Thanh luật lệ quy định: “những người ở trong cùng nhà hoặc thân thuộc hàng đại công trở lên (để tang 9 tháng) hoặc ông bà ngoại, cha mẹ vợ của cháu ngoại, rể như anh em vợ chồng của cháu, vợ của anh em có ơn nghĩa nặng có tội cùng nhau che chở hoặc nô tì người làm công vì gia trưởng mà giấu đều miễn luận tội”38.

2.2.2. Hình phạt

Các hình phạt của pháp luật hình sự triều Thanh được quy định tập trung trong phần “Danh lệ luật” của “Đại Thanh luật lệ”. Hình phạt gồm có Ngũ hình và ngoài ngũ hình.

* Ngũ hình: Triều Thanh vẫn tiếp thu hệ thống Ngũ hình của triều Minh, vẫn lấy 5 hình phạt chủ yếu là xuy, trượng, đồ, lưu, tử

- Xuy hình (đánh bằng roi): có 5 bậc, từ 10 roi đến 50 roi, mỗi bậc thêm 10 roi. - Trượng hình (đánh bằng gậy): Có 5 bậc từ 60 trượng đến 100 trượng, mỗi bậc thêm 10 trượng

- Đồ hình (tù khổ sai): Có 5 bậc: 1 năm đánh thêm 60 trượng; 1,5 năm đánh thêm 70 trượng; 2 năm đánh thêm 80 trượng; 2,5 năm đánh thêm 90 trượng và 3 năm đánh thêm 100 trượng.

- Lưu hình (đi đày): có 3 bậc: 2000 dặm đánh thêm 100 trượng; 2500 dặm đánh thêm 100 trượng; 3000 dặm đánh thêm 100 trượng.

- Tử hình (chết): có 2 bậc là giảo (treo cổ) và trảm (chém đầu). Trong đó lại chia thành giảo, trảm (lập quyết) và giảo, trảm (giam hậu).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện pháp luật, triều Thanh đã tiến hành cải cách đối với một số hình phạt trong hệ thống Ngũ hình. Dưới thời Khang Hy đã đem tư tưởng “minh hình bật giáo”, “tu đức an dân” làm tư tưởng chỉ đạo của dùng hình. Ông

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 67)