“Đại Thanh luật lệ Hộ luật Hộ dịch Điều 88 (điều lệ 2)”

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 102)

- Miêu lệ: Thời Thanh cách gọi Miêu Cương là phiếm chỉ khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Châu và Hồ Nam, là các tỉnh mà dân tộc Miêu phân bố Cách

90 “Đại Thanh luật lệ Hộ luật Hộ dịch Điều 88 (điều lệ 2)”

nguyên tắc căn cứ vào mức độ giàu nghèo mà phân thành 3 hạng thượng, trung, hạ để thu.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, sự tăng lên nhanh chóng của việc chuyển dịch đất đai và sự bóc lột siêu kinh tế, đã tạo nên sự dịch chuyển lớn của người nông dân. Việc nhà nước căn cứ theo nhân đinh mà thu thuế đã khó có thể khống chế được. Chế độ thuế khóa vốn có cũng vì thế mà thay đổi. Vì những điều đó, năm Khang Hy thứ 51 (1712), đã quy định “thánh thế tư đinh, vĩnh bất gia phú” (tăng đinh các đời, vĩnh viễn không tăng thuế). Đến năm Khang Hy thứ 53 (1714) lại xuống chiếu tuyên bố: “từ nay về sau quan lại các tỉnh, các địa phương theo định kì biên thẩm, giám sát việc tăng giảm nhân đinh, chỉ lấy số thực ghi chép thành quyển tấu trình, trưng thu tiền, lương theo số đó, nhưng căn cứ theo sổ sách ghi chép năm Khang Hy thứ 50 (1711) định làm thường ngạch, số đinh tiếp tục sinh sôi không tính thêm

thuế”91. Để duy trì số đinh thường ngạch của năm Khang Hy thứ 50, lấy đó để bảo vệ

việc thu thuế, năm Khang Hy thứ 55 (1716) lại hạ lệnh: lấy “số đinh mới tăng thêm bổ sung vào số ngạch thiếu”92.

Quy định pháp luật là “số nhân đinh tăng thêm không tăng thuế”, tuy đã giảm nhẹ gánh nặng tăng lên cho nhân dân lao động do số đinh tăng thêm, nhưng lại không thể giải quyết vấn đề đinh dịch phải gánh vác bất bình đẳng. Vì thế, sau thời kì Khang Hy,

đã xúc tiến việc cải cách pháp luật thuế khóa, lao dịch phát triển đến giai đoạn “than

đinh nhập mẫu” (tính số đinh nhập vào số ruộng). Tức là lấy tỉnh làm đơn vị, đem thuế đinh (thuế thân) nhập vào số ruộng để thu thuế, không căn cứ theo đầu người mà thu

thuế nữa. Ý nghĩa lịch sử của việc than đinh nhập mẫu, là đã xóa bỏ việc thu thuế theo

đầu người, khiến cho những nông dân không có ruộng đất và những người lao động khác thoát khỏi gánh nặng đinh dịch suốt hàng nghìn năm; ngược lại chính sách này tăng thêm trách nhiệm thuế khóa với địa chủ, hạn chế ở mức độ nhất định nạn kiêm tính ruộng đất, trách nhiệm của những người nông dân có ít ruộng đất vì thế mà cũng được giảm nhẹ. Đến thời Càn Long chính sách này đã thực hiện phổ biến trong cả nước, từ đó đã khiến cho “địa đinh hợp nhất”, thuế thân (đinh) và thuế ruộng đều thống nhất lấy số ruộng làm đối tượng để trưng thu. Chính sách này đã cho thấy sự nới lỏng của nhà nước phong kiến đối với việc trói buộc người lao động, làm suy yếu quan hệ phụ thuộc của người nông dân với ruộng đất, đồng thời cung cấp lực lượng lao động tự do cho sự phát triển của ngành công thương nghiệp.

91

Đối với thuế công thương nghiệp: Các loại thuế trong ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp được nhà nước trưng thu thường được chia thành 2 loại. Một loại nhập vào ngân khố quốc gia gồm có thuế quan, thuế diêm, thuế trà, thuế khai mỏ, thuế nghề dệt. Loại thứ 2 là để lại địa phương để sử dụng gồm có lạc địa thuế (thuế sản xuất, buôn bán nhỏ), nha thuế (thuế môi giới, thuế sở giao dịch), đáng thuế (thuế hiệu cầm đồ), tửu thuế (thuế rượu) và khế thuế (thuế khế ước)…

2.4.6. Chế độ kinh tế công thương nghiệp

Quy định pháp luật về thủ công nghiệp của triều Thanh bao gồm 2 mặt. Mặt thứ nhất, triều Thanh có những quy định tương đối tiến bộ, tạo điều kiện cho kinh tế thủ

công nghiệp pháp triển. Trước hết, xóa bỏ chế độ tượng tịch của triều Minh, tạo điều

kiện cho lao động chuyển dịch giữa các ngành nghề thuận lợi. Tiếp đó, đã xóa bỏ sự chuyên quyền của nhà nước đối với thủ công nghiệp. Triều đình cho phép các ngành nghề thủ công nghiệp trong dân gian được tự do kinh doanh trong phạm vi tương đối lớn, chỉ trừ một số ngành nghề do nội đình cung ứng như chế tạo vũ khí, đúc tiền, dệt (có sử dụng máy) và sản xuất gốm sứ cần thiết cho cung đình, một số ngành nghề do

Nội Vụ phủ sản xuất và các loại xưởng sản xuất do quan phủ kinh doanh. Mặt khác,

triều Thanh lại ban hành các quy định pháp luật hạn chế sự phát triển có tính chất quá độ của ngành thủ công nghiệp dân gian, phòng trừ nó phá vỡ cơ sở kinh tế tự nhiên, là

chỗ dựa vững chắc của chế độ quân chủ chuyên chế. Lấy khai khoáng làm ví dụ, việc

khai thác và tinh luyện kim loại là cơ sở cho sự phát triển của nhiều ngành thủ công nghiệp khác, và tác động không nhỏ đối với sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng triều Thanh, chỉ có giai đoạn đầu cho phép và cổ vũ cho ngành khai khoáng trong nhân dân, cho đến năm Khang Hy thứ 40 (1701), đã nhất loạt thay đổi, cấm không được tiến hành khai khoáng. Năm Khang Hy thứ 43 (1704), hạ dụ: “Việc khai khoáng, vốn không có lợi ích đối với địa phương, từ nay về sau nếu có người nào

xin khai thác, đều không cho phép”93. Năm Khang Hy thứ 50 (1711), lại hạ lệnh đối

với việc khai thác chì ở tỉnh Hồ Nam: “sơn thâm cốc thúy, nơi đó thông với Kiềm Việt (Quế Châu và Quảng Đông, Quảng Tây), Miêu, Dao phức tạp, khai thác không tiện”,

quyết định “mãi mãi cấm”94. Thực chất của việc ban hành luật cấm khai khoáng là sợ

“đi khai khoáng dễ tập hợp nhau khó mà giải tán, việc nhỏ có thể tranh cướp, việc lớn

có thể dẫn tới tập hợp nhau lại, có quan hệ không nhỏ tới địa phương”95. Dưới tư tưởng

Một phần của tài liệu Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm (Trang 102)