Những điểm cần chú ý tháo và lắp trong công tác sửa chữa

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 73)

- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ

4.3.1. Những điểm cần chú ý tháo và lắp trong công tác sửa chữa

Trong công tác sửa chữa việc tháo và lắp các thiết bị, các chi tiết, các phụ tùng của động cơ trước và sau sửa chữa là một giai đoạn rất quan trọng, thời gian sửa chữa nhanh hay chậm, chất lượng sửa chữa tốt hay xấu phụ thuộc rất lớn vào các quy trình tháo, lắp. Ngoài ra công tác tổ chức chuẩn bị một quy trình cho việc tháo, lắp cũng có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sửa chữa động cơ.

Trong khi tháo nếu không cẩn thận không nắm được quy tắc tháo và lắp thì sẽ làm hư hỏng thêm như gẫy, vỡ, nứt, mất mát đối với các chi tiết, phụ tùng của động cơ. Vậy trong khi tháo, lắp động cơ nắm được các điểm sau:

- Trước khi tháo động cơ cần phải khảo sát, ghi chép thật đầy đủ tình hình kỹ thuật, mức độ hư hỏng tới từng chi tiết, từng bộ phận của động cơ (ghi rõ nguyên nhân hư hỏng).

- Trước khi tháo sửa chữa động cơ cần phải cho tháo hết nước, dầu bôi trơn, dầu đốt trong các đường ống của hệ thống rồi sau đó tiến hành lau rửa trong ngoài động cơ nhằm mục đích tránh gây bẩn trượt ngã, lẫn lộn giữa dầu và nước.

- Để việc tháo lắp được rễ dàng cần phải chuẩn bị thật đầy đủ những dụng cụ chứa đựng, treo móc, mặt bằng sếp xắp các chi tiết, các phụ tùng của động cơ khi tháo ra mục đích tránh lẫn lộn va chạm cong vênh, vỡ.

- Khi tháo lắp tuyệt đối tuân theo đúng trình tự đúng quy tắc tháo và lắp các chi tiết.

- Những phụ tùng chi tiết được tháo ra phải đặt thứ tự từ dưới lên trên từ trong ra ngoài. Chú ý những ê cu bu lông, chốt chẻ và những chi tiết nhỏ khác khi tháo, lắp các chi tiết lớn ra nếu cho phép phải lắp vào vị trí cũ mục đích tránh mất mát, lẫn lộn trong khi lắp.

- Phải tuyệt đối dùng những dụng cụ đồ nghề chuyên dùng đúng kích cỡ để tháo lắp các chi tiết cấm không dùng những dụng cụ không vừa, căng, đóng.

- Trong khi tháo trục để sửa chữa cần phải lắp gá trục thật cứng vững, các dây chằng buộc phải thật tốt để tránh gây nguy hiểm cho người cũng như các chi tiết khác.

- Khi tháo các bệ đỡ, biên cần phải nhẹ nhàng cẩn thận luôn luôn chú ý đến dấu, số thứ tự.

- Trong khi tháo và lắp những chi tiết được chế tạo bằng những vật liệu mềm (như gioăng, các đường ống cần phải nhẹ nhàng không gây hỏng bẹp, rách, vỡ cong vênh).

- Khi tháo cần chú ý các chi tiết có mang ký hiệu biểu hiện mối quan hệ khi lắp thì phải ghi chép, xem xét kỹ nếu khó nhớ cần đánh dấu để khi lắp cho chính xác đúng vị trí.

- Các phụ tùng chi tiết sau khi tháo ra cần vệ sinh sạch dầu mỡ rồi kiểm tra cẩn thận để tìm hư hỏng, những chỗ hư hỏng và hoài nghi cần đánh dấu như bôi phấn, sơn.

- Những chi tiết làm việc có độ chính xác cao mặt phẳng ghép sau khi tháo ra để lâu ngày cần phải bôi dầu mỡ tránh han gỉ, phải chứa đựng trong hòm gỗ hoặc đặt ở nơi cao dáo không có độ ẩm.

- Trong khi lắp ráp chú ý khi vặn các bu lông làm nhiệm vụ liên kết các chi tiết với nhau cần phải vặn đều tay, lực vặn các bu lông phải đều tại một nơi lắp ghép (từ lỏng đến chặt).

Trước khi lắp các đường ống, dầu bôi trơn, dầu đốt, ống nước, ống dẫn khí cần phải thổi sạch, thổi thông các đường ống bằng khí nén có áp suất cao.

Sau khi lắp cần thử độ kín bằng không khí nén hoặc nước có áp lực lớn.

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w