Hệ thống làm mát kiểu gián tiếp

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 119)

- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ

7.6.4. Hệ thống làm mát kiểu gián tiếp

a. Sơ đồ cấu tạo

Hình 7.6. Hệ thống nước làm mát kiểu gián tiếp.

1 - Lưới lọc; 2 - Van thông sông; 3 - Bầu lọc nước sông; 4, 7 - Bơm; 5 - Sinh hàn làm mát nước ngọt; 6 - Sinh hàn làm mát dầu bôi trơn; 8 - Áp kế; 9 - Thân động

cơ; 10 - Nắp động cơ; 11, 13, 17 - Đường dẫn nước; 12 - Nhiệt kế; 14 - Két bổ sung; 15 - Van bổ sung; 16 - Van tự động điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát;

18 - Ống xả.

b. Nguyên lý làm việc

Khi chuẩn bị khởi động động cơ: Kiểm tra mức nước trong két 14, nếu thiếu phải bổ sung (bằng nước ngọt mang theo tàu) và mở van 15 để nước trong két xuống đầy hệ thống nước ngọt. Đồng thời xoay mở van thông sông 2 để nước ngoài tàu chảy vào đầy bơm 4.

Khi động cơ hoạt động sẽ lai các bơm số 4 và 7 cùng làm việc, nước ngọt và nước ngoài tàu sẽ đi theo hai hệ thống riêng biệt:

Nước từ ngoài tàu được bơm 4 hút qua lưới lọc 1, van 2, bầu lọc 3 bơm lên qua bầu 5 làm mát cho nước ngọt, qua bầu 6 làm mát cho dầu bôi trơn rồi được xả ra ngoài.

Hệ thống nước ngọt ( Hệ thống kín):

Bơm 7 làm nhiệm vụ hút nước từ két và từ bầu làm mát 5, bơm vào làm mát cho sơ mi xilanh, theo đường nước trong xilanh lên làm mát cho nắp xilanh, theo các đường 11 ra làm mát cho ống xả rồi đến van tự động điều chỉnh nhiệt độ 16.

Tại van tự động điều chỉnh nhiệt độ 16:

Nếu nhiệt độ nước chưa cao thì van mở đường 17 cho nước đi thẳng tới bơm 7 tiếp tục đi làm mát cho động cơ.

Khi nhiệt độ nước cao dần thì van cũng đóng dần đường 17 mở một phần cho nước đi qua sinh hàn làm mát 5.

Khi nhiệt độ nước đạt tới giới hạn nhất định, thì van đóng hẳn đường 17, cho toàn bộ nước qua sinh hàn 5 trước khi vào làm mát động cơ.

Một phần nước giãn nở bốc hơi theo đường 13 trở về két. Lượng nước hao hụt sẽ được bổ sung vào két trực nhật 14.

Ưu điểm: Hệ thống làm mát kiểu gián tiếp chọn được nước sạch làm mát cho động cơ nên đường ống làm mát trong lâu bị cáu cặn, giảm được sự ăn mòn kim loại. Nhiệt độ nước làm mát không thấp quá nên giảm được ứng suất nhiệt, các chi tiết bị nứt, vỡ.

Nhược điểm:Hệ thống cồng kềnh phức tạp, khó sử dụng, phải mang nước ngọt đi để làm mát cho động cơ.

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w