Panme đo ngoà

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 57)

- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ

3.3.1.Panme đo ngoà

a. Công dụng

Dùng để đo kích thước chiều dài, dày, đường kính ngoài của chi tiết. Panme đo ngoài có nhiều loại, mỗi loại có giới hạn đo khác nhau.

Gới hạn của từng loại là: (0 ÷ 25; 25 ÷ 50; 50 ÷ 75; 75 ÷ 100; 100 ÷ 125) mm hoặc lớn hơn.

Hình 3.7. Cấu tạo panme đo ngoài.

1 - Giá.

2 - Đầu đo cố định. 3 - Đầu đo đi động. 4 - Khóa hãm. 5 - Thân thước chính. 6 - Vạch chuẩn. 7 - Ống xoay. 8 - Núm vặn. c. Cách sử dụng Cách đo:

- Trước khi đo cần kiểm tra xem thước có chính xác không. - Kiểm tra xem bề mặt vật đo có sạch không.

- Chỉnh kích thước đến kích thước lớn hơn kích thước chi tiết.

- Khi đo tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc với vật đo thì vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đo.

- Trường hợp phải lấy thước đo ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để cố định hàm động của thân thước chính.

- Trong khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo.

Chú ý: Nếu hai mặt trong của chi tiết thì ta phải cộng thêm 10mm với thước đơn vị mm.

Cách đọc trị số(hình 3.8):

- Khi đọc xem vạch “0” của du xích vào vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của thước chính trên thước chính.

- Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau).

- Khi dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích thước trên thước chính.

- Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước phụ (giá trị vạch 10.01 mm).

Hình 3.8. Các kích thước đo mẫu. 3.3.2. Pan me đo trong

a. Công dụng

Dùng để đo đường kính lỗ trụ và khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song.

Giới hạn của phạm vi đo của từng loại: 50 ÷ 75, 75 ÷ 600, 150 ÷ 1250, 800 ÷ 2500, 1250 ÷ 4000, 2500 ÷ 6000, 4000 ÷ 10000 mm.

b. Cấu tạo

Hình 3.9. Cấu tạo panme đo trong.

1 - Đầu đo cố định 2 - Đầu nối 3 - Khóa hãm 4 - Thân thước chính 5 - Vạch chuẩn 6 - Ống xoay 7 - Đầu đo động c. Cách sử dụng

Lựa chọn thanh nối: Căn cứ vào kích thước cần kiểm tra ta lựa chọn thanh nối sao cho số lượng thanh nối là ít nhất. Tổng giới hạn đo dưới của đầu đo động có gắn thanh nối vào đầu đo cần nhỏ hơn kích thước cần đo,

hiệu số giữa kích thước cần đo và tổng giới hạn đo dưới đầu tế vi của thanh nối và đầu đo không lớn hơn hiệu số giữa các giới hạn đo của đầu đo động.

Cách đo:

- Khi đo ta phải vệ sinh sạch vật thể cần đo. Trong khi thực hiện phải giữ cho hai đầu đo của thước vuông góc với kích thước cần đo.

- Trường hợp phải lấy thước đo ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để cố định hàm động của thân thước chính.

Cách đọc trị số đo:

Cách đọc trị số trên panme đo trong cũng giống như panme đo ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú ý: Khi panme có lắp thêm đầu nối thì kết quả đo bằng trị số đọc trên

panme cộng thêm chiều dài đầu nối.

Không đo các vật đang quay, các bề mặt bẩn và nhiệt độ cao.

Do panme đo trong không có bộ phận giới hạn áp lực đo nên cần vặn vừa phải để áp lực đo, tránh vặn quá mạnh.

Không để panme ở nơi có nhiệt độ cao, đọc xong phải lau chùi dầu mỡ và cất vào hộp riêng.

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 57)