Hệ thống làm mát (bằng nước) kiểu trực tiếp

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 118)

- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ

7.6.3.Hệ thống làm mát (bằng nước) kiểu trực tiếp

a. Sơ đồ cấu tạo

Hình 7.5. Hệ thồng làm mát kiểu trực tiếp.

1 - Miệng hút có lưới lọc; 2 - Van thông sông; 3 - Bầu lọc; 4,6,7,15,17 - Van ba ngả; 5,16 - Bơm (do động cơ lai); 8, 12 - Đường ống dẫn nước; 9 - Sinh hàn làm mát dầu bôi trơn; 10 - Sơmi xilanh; 11 - Nắp xilanh; 13 - Nhiệt kế; 14 - Ống xả.

b. Nguyên lý hoạt động

Trước khi khởi động động cơ: Xoay mở van thông sông 2 để nước vào đầy bơm 5, xoay các van ba ngả về vị trí làm việc.

Khi động cơ hoạt động: Bơm 5 do động cơ lai sẽ hút nước từ ngoài lưới lọc 1, van 2, bầu lọc 3 bơm lên đường ống 8 vào làm mát cho xilanh động cơ. Nước sau khi làm mát cho xilanh sẽ lên làm mát cho nắp xilanh, theo các

đường ống 12 ra làm mát cho ống xả rồi chảy ra ngoài. Khi nhiệt độ dầu bôi trơn lên cao, xoay van ba ngả 7 để nước qua bầu làm mát 9 làm mát cho dầu bôi trơn trước khi vào làm mát cho động cơ.

Nhiệt kế 13 dùng để đo nhiệt độ nước ra.

Bơm 16 dùng hút nước la canh, có thể dùng thay thế cho bơm 5 bị hỏng đột suất (lúc này chỉ cần xoay van ba ngả 4, 6, 15, 17 cho bơm 16 làm việc thay bơm 5).

Vì hệ thống này dùng ngay nước ngoài tàu vào làm mát trực tiếp cho động cơ nên gọi là hệ thống làm mát trực tiếp.

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng, không cần phải mang nước ngọt theo tàu. - Nhược điềm: Không khống chế được chất lượng nước làm mát, đường ống làm mát nhanh bị bẩn.

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 118)