Các hệ thống bôi trơn

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 111)

- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ

7.1.4. Các hệ thống bôi trơn

Ta có thể phân loại hệ thống bôi trơn cho động cơ diesel như sau:

- Căn cứ vào vị trí chứa dầu nhờn trong các te chia ra làm hai loại các te ướt và các te khô.

- Căn cứ vào dạng bầu lọc và bầu làm mát dầu bôi trơn chia ra làm ba loại: Đặt nối tiếp, đặt song song và đặt độc lập.

Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu hai loại các te ướt và các te khô.

a. Hệ thống bôi trơn các te ướt

Đặc điểm của hệ thống này là dầu sau khi đi bôi trơn cho các bề mặt ma sát được tập trung toàn bộ ở các te của động cơ. Chỉ có một bơm hút dầu từ các te đến các vị trí bôi trơn, sau khi bôi trơn dầu tự rơi xuống các te, một phần do đầu to thanh truyền đập vào dầu té lên bôi trơn cho piston, sơ mi.

Hình 7.1. Sơ đồ hệ thống bôi trơn các te ướt.

1 - Các te động cơ; 2 - Lưới lọc; 3 - Nhiệt kế; 4 - Bơm tay; 5 - Bơm do động cơ lai; 6 - Van điều chỉnh áp lực; 7 - Bầu lọc thô; 8 - Van an toàn; 9 - Bầu lọc tinh; 10 - Van điều chỉnh nhiệt độ; 11 - Bầu làm mát; 12 - Đường dầu chính; 13 - Đường dầu bôi trơn cho khớp nối trục; 14 - Đường dầu bôi trơn cho trục cam; 15 - Đường dầu bôi trơn cho giàn xupáp; 16 - Đường dầu bôi trơn cho bệ đỡ trục; 17 - Đường dầu bôi trơn khuỷu cho chốt piston; 18 - Áp kế; 19 - Van.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống:

- Khi chuẩn bị khởi động động cơ phải rút thước thăm dầu để kiểm tra mức dầu trong các te, nếu thiếu phải bổ xung thêm và mở các van chặn. Sau đó dùng bơm tay 4 bơm dầu lên hệ thống cho đến khi đạt áp suất quy định.

- Khi động cơ hoạt động dầu được bơm 5 sẽ hút dầu bôi trơn từ các te đưa qua bầu lọc thô 7, dầu sau khi qua bầu lọc thô sẽ qua bầu lọc tinh 9. Trước khi đến sinh hàn 11, dầu qua van điều tiết nhiệt độ 10. Van này có tác dụng cảm ứng nhiệt độ để điều chỉnh lượng dầu qua sinh hàn 11 nhiều hay ít nhằm duy trì nhiệt độ của dầu bôi trơn được ổn định trước khi vào bôi trơn cho động cơ. Sau đó dầu qua đường dầu chính 12 đi bôi trơn cho các chi tiết động cơ và các chi tiết động khác như: Nhánh 13 đi bôi trơn cho các khớp nối trục, ống bao trục chân vịt và một số vị trí khác ngoài động cơ. Nhánh 14 bôi trơn cho trục cam. Nhánh 15 bôi trơn cho giàn xupáp. Nhánh 16 bôi trơn cho bệ đỡ trục khuỷu, rồi theo đường dầu xuyên trong trục đi bôi trơn cho cổ biên, theo đường dầu trong thân biên đi bôi trơn cho chốt piston. Toàn bộ dầu bôi trơn sau khi bôi trơn xong đều rơi xuống các te.

Hệ thống còn được bố trí van điều chỉnh áp suất 6. Bằng cách điều chỉnh sức căng của lò xo van này, ta có thể điều chỉnh được áp suất dầu trong hệ thống. Nếu áp suất dầu cao hơn giá trị định mức, van sẽ xả bớt dầu về đường hút của bơm dầu 5. Trong hệ thống còn bố trí thêm van an toàn 8 đảm bảo an toàn cho động cơ, khi bầu lọc bị tắc thì van 8 sẽ mở dầu sẽ qua van đi bôi trơn.

Nhiết kế 3 để đo nhiệt độ dầu, áp kế 18 đo áp lực dầu trên đường ống chính.

Ưu điểm của hệ thống này là gọn, chiếm chỗ ít, thiết bị ít. Nhưng khuyết điểm là dầu dễ bị biến chất, các te to và sâu lúc tàu gặp sóng gió dầu va đập mạnh vào trục lên chỉ dùng trong các động cơ nhỏ. Khi tàu nghiêng lắc, miệng hút bị nhô lên khỏi mặt thoáng của dầu, làm cho việc cung cấp dầu không ổn định hoặc gián đoạn.

b. Hệ thống các te khô

Đặc điểm của hệ thống các te khô là dùng két để tập trung dầu sau khi bôi trơn xong, các te là chỉ để hứng dầu rơi xuống, nên các te nóng.

Sơ đồ cấu tạo:

Hình 7.2. Hệ thống bôi trơn các te khô.

1- Két dầu bôi trơn; 2 - Van tay; 3 - Bơm tay; 4 - Bơm do động cơ lai; 5 - Van điều chỉnh áp lực; 6 - Bầu lọc tinh; 7 - Van an toàn; 8 - Đường dầu chính; 9 - Áp kế; 10 - Đường dầu bôi trơn bệ đỡ trục khuỷu; 11- Đường dầu bôi trơn chốt piston; 12 - Đường dầu bôi trơn giàn xupáp; 13 - Đường dầu bôi trơn trục cam; 14 - Đường dầu bôi trơn khớp nối trục; 15 - Cácte động cơ; 16 - Nhiệt kế; 17 - Bơm chuyển dầu do động cơ lai; 18 - Bầu làm mát ; 19 - Kính kiểm tra mức dầu; 20 - Ống thoát khí; 21 - Bầu lọc thô; 22 - Van điều tiết nhiệt độ.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống:

- Khi chuẩn bị khởi động động cơ kiểm tra mức dầu trong két, nếu thiếu bổ sung và mở các van trên hệ thống. Sau đó dùng bơm tay 3 bơm dầu lên hệ thống cho đến khi đạt áp suất quy định.

- Khi động cơ hoạt động, cả hai bơm dầu số 4 và số 17 đều hoạt động. + Bơm 4 hút dầu từ két đẩy qua bầu lọc tinh lên các đường ống đi bôi trơn cho động cơ (như ở hệ thống bôi trơn các te ướt) dầu sau khi bôi trơn xong đều rơi xuống các te.

+ Sau khi dầu rơi xuống các te được bơm 17 hút từ các te qua bầu lọc thô đẩy về két qua van điều chỉnh nhiệt độ 22. Tại đây van 22 sẽ cảm ứng nhiệt độ của dầu

bôi trơn để điều chỉnh, lượng dầu qua sinh hàn làm mát nhiều hay ít, để duy trì nhiệt độ dầu theo đúng tiêu chuẩn của động cơ, rồi trở về két 1 và tiếp tục vòng tuần hoàn bôi trơn cho động cơ.

Hệ thống này có ưu điểm là các te ít dầu, không có sự va đập giữa dầu và trục và đầu to thanh truyền, có két đựng dầu nên dầu sạch, các te nhỏ gọn. Khuyết điểm là nhiều bơm, nhiều chi tiết nên hệ thống cồng kềnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w