a. Vị trí
Chốt piston nằm trong bệ chốt ở phần nửa dưới của piston.
Công dụng:
Chốt dùng để nối piston với thanh truyền.
Truyền lực tác dụng lên từ đỉnh piston đến thanh truyền.
Điều kiện làm việc:
Làm việc trong điều kiện chịu lực ma sát, chịu nhiệt độ cao, chịu va chạm mạnh và luôn luôn đổi chiều chuyển động, đồng thời chịu lực uốn.
c. Yêu cầu - Phải có độ cứng cao. - Chịu mài mòn tốt. - Nhẹ và ít biến dạng. - Bề mặt phải nhẵn, bóng. Hình 2.13. Các kiểu chốt piston.
d. Phân loại và kết cấu Phân loại:
Căn cứ theo phương pháp đặt chốt piston gồm có ba loại chính:
- Chốt cố định trong bệ chốt và đầu nhỏ thanh truyền tự do quay quanh chốt. - Chốt cố định trong đầu nhỏ thanh truyền, tự do quay trong bệ chốt. - Chốt tự do.
Căn cứ theo mặt cắt chốt piston gồm có ba loại: - Chốt đặc.
- Chốt rỗng hình trụ. - Chốt rỗng hình côn.
Kết cấu:
Chốt cố định trong bệ chốt, đầu nhỏ thanh truyền quay quanh bệ chốt: Loại này dùng bu lông, vít then cố định chốt trong bệ chốt.
Để đảm bảo chốt giãn nở theo chiều dài, thông thường người ta cố định chốt một đầu, còn một đầu tự do.
Ưu điểm: Chiều dài bệ chốt ngắn, nên giảm được độ nở của piston, không cần phải bôi trơn.
Nhược điểm: Chốt dễ bị bến dạng. Sự chuyển động tương đối giữa đầu nhỏ thanh truyền và chốt lớn, nên độ mài mòn phần giữa chốt tương đối lớn.
Chốt cố định trong đầu nhỏ thanh truyền và tự do quay trong bệ chốt: Loại này cũng dùng bu lông hoặc vít bắt chặt.
Ưu điểm: Giảm được sự mài mòn chốt nên ít bị võng, chịu áp lực tốt, vì vậy bền hơn.
Nhưng do mài mòn ở bệ chốt không đều, lúc chuyển động sinh ra va đập (tiếng gõ) loại này thường dùng cho động cơ hai kỳ.
Chốt tự do: Khi hoạt động, chốt tự do quay quanh bệ chốt và đầu nhỏ thanh truyền.
Loại này có ưu điểm là mài mòn đều, vì tốc độ truyền động tương đối giữa bệ chốt và chốt, giữa chốt và đầu nhỏ thanh truyền nên độ mài mòn ít, ít bị mắc kẹt. Chốt được giãn nở tự do.
Nhược điểm là cần có thiết bị đảm bảo chốt không di động theo hướng trục, cho nên chế tạo phức tạp. Trong động cơ lớn, dùng thanh giằng, trong động cơ nhỏ dùng vòng hãm.
Khi lắp loại này đòi hỏi phải chính xác, khe hở đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
e. Vật liệu chế tạo
Tùy theo từng loại động cơ, hoặc cỡ lớn, có tốc độ cao hay thấp mà người ta chế tạo bằng các loại thép khác nhau như: CT15, 15XA, 15XMA, 12XH3A, 18XHMA, 28XHBA, 38XH.
2.2.3. Xéc măng
Xéc măng nằm trong rãnh ở trên thân piston, có nhiệm vụ cùng piston làm kín buồng đốt và bơm dầu bôi trơn cho sơ mi xilanh. Trong động cơ diesel người ta dùng hai loại xéc măng: Xéc măng hơi và xéc măng dầu.