Cách sử dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 61)

- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ

3.4.3. Cách sử dụng

a. Cách đo

Khi sử dụng trước hết gá đồng hồ lên giá đỡ vạn năng hoặc phụ tùng riêng sau đó tùy theo từng trường hợp sử dụng mà điều chỉnh cho đầu tiếp xúc với vật kiểm tra. Điều chỉnh mặt số lớn cho kim trở về vạch số “0”, di chuyển đồng hồ so cho đầu của đồng hồ tiếp xúc suốt trên bề mặt vật cần kiểm tra, vừa di chuyển đồng hồ, vừa theo dõi chuyển động của kim. Kim đồng hồ quay bao nhiêu vạch là thanh đo đã di chuyển bao nhiêu phần trăm mm. Tùy đó suy ra độ sai lệch của vật cần kiểm tra.

Ví dụ kiểm tra độ co bóp trục khuỷu:

Lắp đồng hồ so vào vị trí đã đánh dấu trên má khuỷu. Để dễ dàng cho việc tính độ co bóp đồng nhất ta chỉnh kim đồng hồ về vị trí “0” sau đó via trục khuỷu tới vị trí cần đo. Tại vị trí ĐCD do biên vướng vào đồng hồ đo, do vậy ta via trục khuỷu về 2 phía điểm chết dưới 1 góc ± 300 đo tại vị trí này ta được độ co bóp ở ĐCD. Làm lần lượt cho từng cổ.

Hình 3.12. Đo co bóp má khuỷu. Phiếu kiểm tra kết quả đo co bóp: Đơn vị mm

Xi lanh Vị trí No 1 No 2 No 3 No 4 No 5 No 6 1 2 3’ 3’’ 4 Chú ý:

- Trước khi lắp đồng hồ so ta cần vệ sinh sạch sẽ lỗ đo để khi đo không bị sai số. - Trong trường hợp không có lỗ đo trên má ta có thể tính toán vị trí để lắp đồng hồ.

b. Cách đọc số

Số nguyên mm được đọc theo kim số vòng trên thước nhỏ. Khi kim chỉ được một vạch thì đầu đo dịch chuyển được 1mm.

Phần trăm mm dọc theo kim chỉ trên thước lớn.

Khi nâng thanh đo, đọc theo số ngoài của thước lớn (tăng theo chiều kim đồng hồ).

Khi hạ thanh đo, đọc theo số trong của thước lớn (tăng theo chiều ngược kim đồng hồ).

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w