- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ
6.5.2. Buồng cháy ngăn cách
Buồng cháy ngăn cách là loại buồng cháy có nhiều không gian (từ hai không gian trở nên). Giữa các không gian đó được nối với nhau bằng một số lỗ nhỏ.
Hiện nay trong loại buồng cháy ngăn cách gồm có các loại: Buồng cháy dự bị, buồng cháy xoáy lốc và buồng cháy không khí.
Trong buồng cháy ngăn cách, nhiên liệu không trực tiếp phun vào buồng cháy chính(vì vậy gọi là buồng cháy gián tiếp).
Nhiên liệu sau khi hòa trộn với khí nén có vận động mạnh trong buồng cháy phụ, sẽ bốc cháy ở buồng cháy phụ trước. Áp suất trong buồng cháy phụ tăng lên, số nhiên liệu chưa cháy cùng với sản vật cháy trong buồng cháy phụ sẽ phun ra buồng cháy chính với tốc độ rất lớn. Nhờ có tốc độ mạnh của dòng khí phun ra mà nhiên liệu tiếp tục được xé nhỏ và bốc cháy hết ở buồng cháy chính.
a. Cấu tạo
Buồng cháy được chia thành hai phần không gian: Buồng cháy phụ thường nằm trong nắp xilanh, bồng cháy chính nằm trong xilanh, giữa buồng cháy phụ và buồng cháy chính nối với nhau bằng một vài lỗ nhỏ.
Hình 6.8. Buồng cháy dự bị.
1 - Buồng cháy dự bị; 2 - Nắp Xilanh; 3 - Piston; 4 - Xilanh; 5 - Vòi phun.
Hình 6.9. Buồng cháy dự bị trong các động cơ nhỏ cao tốc đặt lệch.
1 - Vòi phun; 2 - Buồng cháy dự bị; 3 - Buồng cháy chính.
b. Ưu điểm
Tạo ra sự vận động xoáy lốc mạnh của khí nén, nên khả năng hòa trộn nhiên liệu với khí nén tốt, do đó có thể dùng loại vòi phun một lỗ, yêu cầu đối với nhiên liệu không khắt khe như buồng cháy thống nhất. Áp suất phun nhiên liệu không cần lớn.
Tốc độ, áp suất trong quá trình cháy tương đối nhỏ nên động cơ chạy êm hơn, các chi tiết chịu tải nhỏ.
c. Nhược điểm
- Khó khởi động, đặc biệt là lúc trời lạnh (vì vậy thường phải dùng thêm bugi sấy).
- Hiệu suất thấp, suất tiêu hao nhiên liệu tương đối lớn vì tổn thất truyền cho nước làm mát lớn.
- Cấu tạo nắp xilanh phức tạp, khó chế tạo.
- Đỉnh piston tại khu vực đối điện với lỗ thông giữa hai không gian thường quá nhỏ nên dễ bị cháy.