CÁC LOẠI DỤNG CỤ ĐO LƯỜNG, CÁC LOẠI DẤU KẸP CHÌ , GIOĂNG ĐỆM, PHANH HÃM VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 54)

- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ

CÁC LOẠI DỤNG CỤ ĐO LƯỜNG, CÁC LOẠI DẤU KẸP CHÌ , GIOĂNG ĐỆM, PHANH HÃM VÀ CÁCH SỬ DỤNG

KẸP CHÌ , GIOĂNG ĐỆM, PHANH HÃM VÀ CÁCH SỬ DỤNG 3.1. Căn lá (dơ do căn)

Hình 3.1. Căn lá.

Hình 3.2. Kiểm tra khe hở giữa rãnh xéc măng và xéc măng.

1 - Piston; 2 - Xéc măng khí; 3 - Căn lá; 4 - Xéc măng dầu. - Căn lá bao gồm những lá thép mỏng có độ dày 0,01 ÷ 1mm dùng để đo khe hở nhỏ, ở cuối mỗi lá thép có ghi độ dày. Khi đo cầm thước hơi ngửa tay giữ cho thước thăng bằng, có thể thước theo chiều ngang hoặc kéo khi thấy sít là được nếu lá thước bị kẹt chặt hoặc phải nới lỏng ê cu và vít điều chỉnh mới được kéo thước, không kéo thước nhiều lần làm thước mài mòn hỏng.

3.2. Thước cặp

Gồm các loại thước cặp thông thường để đo trong, đo ngoài thước cặp đo răng và các loại thước đo cao dùng để đo cao và lấy dấu, dùng dấu đo cố định và thước động mang thước phụ còn gọi là du xích gắn với đầu đo động.

3.2.1. Công dụng

Thước cặp là dụng cụ có tính đa dụng (đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu) phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ sử dụng, giá thành rẻ…

3.2.2. Cấu tạo

Hàm đo trong, hàm đo ngoài, hàm cố định, hàm động, chốt hõm, đo sâu và thân thước, đơn vị mm/inch

Hình 3.3. Cấu tạo thước cặp.

1- Thanh đo độ sâu; 2 - Thước chính có chia milimet; 3 - Vít giữ; 4 - Mỏ đo trong; 5 - Con trượt có gắn du xích; 6 - Mỏ đo rãnh; 7 - Mặt đo; 8 - Mỏ đo ngoài.

3.2.3. Phân loại

a. Về tính chính xác

- Thước cặp 1/10: Đo được kích thước chính xác tới 0.1mm.

- Thước cặp 1/20: Đo được kích thước chính xác tới 0.05mm.

- Thước cặp 1/50: Đo được kích thước chính xác tới 0.02mm.

b. Về đặc điểm

- Thước cặp đồng hồ: Hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số. - Thước cặp cơ khí: Hiển thị kết quả đo trên vạch cơ khí.

- Thước cặp điện tử: Hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử.

Hình 3.4. Các kích thước đo. 3.2.4. Cách sử dụng

a. Cách đọc trị số đo

Để đọc trị số đo một cách chính xác thì hướng quan sát để độc trị số phải vuông góc với dụng cụ đo.

Kích thước được xác định tùy thuộc vào vị trí vạch số “0” của du xích nằm ngay vạch hay sau vạch nào trên thang chia thước chính, vị trí đo “phần nguyên” của thước. Tiếp theo xem vạch thứ mấy trên du ích trùng với vạch trên thước chính, lấy số thứ tự vạch đó nhân với giá trị thước (hay độ chính xác của thước) sẽ là giá trị “ phần lẻ” của thước, cộng hai giá trị này sẽ được giá trị của kích thước đo.

Giá trị của kích thước (hay độ chính xác của thước) có thể xác định bằng cách lấy khoảng cách hai vạch trên thước chính (thường là 1mm) đem chia cho tổng số vạch trên du xích.

Trong đó:

X: Là kích thước cần đo.

a: Là kích thước nguyên (đọc trên thước chính).

b: Là số vạch tính từ 0 trên du xích đến vạch trùng (1 vạch du xích trùng 1 vạch thân thước).

n: Là độ vi sai thước.

- Khi đo xem vạch “ 0” của du xích ở vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước trên thước chính.

- Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của thước theo vạch đó của du xích ( tại phần trùng nhau).

Số đo nguyên:

Vạch “0” du xích trùng với một vạch trên thước chính (vạch 28).

Vạch cuối cùng của du xích trùng với một vạch bất kỳ trên thước chính.

Số đo lẻ:

Giá trị đo gồm hai phần: Phần nguyên và phần lẻ.

- Giá trị phần nguyên được xác định bên trái vạch “0” của du xích (vạch 23).

- Giá trị phần lẻ được xác định bởi vạch của du xích trùng với vạch bất kỳ trên thước chính, lấy số thứ tự của nó nhân với giá trị của thước ta được phần lẻ.

Giá tri phần lẻ = 8 x 1/20 = 0,4 mm Giá trị được = 32 + 0,4 = 32,4 mm

Hình 3.5. Cách đọc trị số đo.

b. Cách đo

Kiểm tra thước chính khi do:

- Thước đo chính xác khi hai mỏ đo tiếp xúc khít nhau đồng thời vạch “0” của du xích trùng với vạch “0” của thang đo chính.

- Nếu trong trường hợp hai vạch này không trùng nhau ta nói thước không chính xác. Như vậy nếu dùng thước này thì kích thước chi tiết sẽ được tính như sau:

Kích thước chi tiết = Kích thước đo được ± Khoảng cách sai lệch.

Khoảng cách sai lệch được xác định bằng cách ta đo một chi tiết có kích thước chính xác hoặc một chi tiết đước đo với độ chính xác. Ta đem so sánh với kích thước cần xác định độ chính xác.

Phương pháp đo:

- Giữ cho mặt phẳng đo của thước song song với mặt phẳng chi tiết cần đo. - Áp mỏ đo cố định vào một mặt của chi tiết.

- Ngón tay cái của bàn tay phải đẩy nhẹ nhàng khung trượt đua mỏ đo đi động áp vào cạnh còn lại của chi tiết, đồng thời ấn nhẹ để tạo một lưc xác định.

- Đọc kết quả đo.

- Trong trường hợp phải lấy thước ra khỏi chi tiết đo mới được đọc kết quả đo thì phải dùng vít hãm chặt khung trượt của thước trước khi lấy thước ra khỏi chi tiết.

Hình 3.6. Các mẫu đo. 3.2.5. Cách bảo quản

- Không được dùng thước để đo khi vật đang quay. - Không đo các mặt thô, bẩn.

- Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo.

- Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.

- Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước.

- Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá mài, phôi gang, dung dịch tưới.

- Hàng ngày hết ca làm việc phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mở.

3.3. Panme

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w