- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ
HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ THỐNG LÀM MÁT 7.1 Hệ thống bôi trơn
7.1. Hệ thống bôi trơn
7.1.1. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thống bôi trơn động cơ là giảm lực ma sát ở các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau trong động cơ như: Trục với bạc lót, piston xéc măng với sơ mi xilanh các ổ đỡ …
Ngoài tác dụng làm giảm ma sát, dầu bôi trơn còn có tác dụng:
- Tẩy rửa các bề mặt tiếp xúc (dầu bôi trơn sẽ đưa các phôi kim loại bị mài mòn ra khỏi bề mặt tiếp xúc).
- Làm mát cho các chi tiết của động cơ như làm mát cho đỉnh piston và các bề mặt ma sát. Dầu bôi trơn xilanh còn có tác dụng giữ cho hơi từ buồng đốt không rò xuống các te.
- Bao kín các khe hở nhỏ giữa các bề mặt tiếp xúc.
- Bảo quản cho các chi tiết và các bề mặt công tác không bị rỉ lúc động cơ ngừng hoạt động.
7.1.2. Yêu cầu
a. Đối với dầu bôi trơn
Dầu bôi trơn phải đúng độ nhớt quy định (nếu độ nhớt lớn quá sẽ cản trở chuyển động vì ma sát trong của dầu quá lớn, nếu độ nhớt nhỏ thì không tạo thành màng dầu đủ áp lực để nâng trục lên, do đó làm giảm tác dụng bôi trơn).
Dầu phải sạch không lẫn tạp chất cơ học và các chất ăn mòn kim loại không có nước.
Độ bắt lửa và tự cháy phải phù hợp nhiệt độ của động cơ để tránh hiện tượng kết than và tự cháy.
Ít bị ôxy hóa bởi không khí.
b. Đối với hệ thống dầu bôi trơn
Hệ thống phải hoạt động tin cậy, chắc chắn, dễ bảo dưỡng.
Đối với động cơ có tốc độ cao, công suất lớn nhiệt độ sinh ra nhiều, những động cơ này cần phải đảm bảo tốc độ dầu để lấy nhiệt đi. Mỗi chu kỳ dầu tuần hoàn của dầu đối với động cơ tốc độ thấp từ 0,5 ÷ 1 lần trong một phút, đối với động cơ có tốc độ cao từ 2 ÷ 3 lần trong một phút. Nhưng nếu tốc độ dầu quá lớn, thì sự vận động sẽ lớn, nên dầu dễ bị ôxy hóa. Còn nếu tốc độ dầu chậm quá mặt ma sát sẽ chóng mài mòn. Dầu phải được đưa đến tất cả các vị trí bôi trơn.