Thanh truyền

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 35)

- Động cơ có tốc độ thấp có đến 7 xéc măng.

2.2.4. Thanh truyền

a. Vị trí

Thanh truyền nằm giữa piston và trục khuỷu.

b. Công dụng

Thanh truyền nối tiếp giữa piston và trục khuỷu để: - Truyền áp lực khí cháy từ piston cho trục khuỷu.

- Biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu.

c. Điều kiện làm việc và yêu cầu

Thanh truyền phải chịu áp lực khí cháy, lực kéo, lực uốn và lực quán tính lớn luôn luôn thay đổi nên cần có những yêu cầu sau:

- Đủ độ cứng, không được biến dạng. - Chịu được lực có độ lớn thay đổi. - Nhẹ.

- Dễ tháo lắp và sửa chữa.

Căn cứ vào hình dạng của thân, vào đầu to, đầu nhỏ và gối của thanh truyền, ta phân loại thanh truyền như sau:

Hình 2.19. Cấu tạo thân thanh truyền theo mặt cắt ngang

a), b), c), i) Thân thanh truyền hình chữ I; c), d) Thân thanh truyền tròn rỗng hoặc tròn đặc; g) Thân thanh truyền hình chữ nhật;

h) Thân thanh truyền hình elíp.

Căn cứ vào hình dạng của thân thanh truyền:

- Thân thanh truyền hình chữ I (hình 2.18 a,b,c,i): Loại này có ưu điểm là nhẹ, tiết kiệm nguyên liệu, nhưng vẫn đủ độ cứng vì lực xiên tác dụng uốn cong thanh truyền theo chiều thân chữ I. Đường dầu là một ống đồng bắt ở phía ngoài.

- Thân thanh truyền hình tròn và hình elíp: Loại này có cấu tạo đặc hoặc rỗng (hình 2.18c,d,h)

- Thân thanh truyền hình chữ nhật: Cả loại thân hình tròn và hình chữ nhật thông thường dẫn dầu trong thân thanh truyền.

Căn cứ vào đầu to thanh truyền:

- Đầu to thanh truyền liền với thân thanh truyền: Loại này dùng trong động cơ nhỏ và vừa.

- Đầu to thanh truyền làm rời với thân thanh truyền: Loại này dùng trong động cơ cỡ lớn.

- Đầu thẳng: Loại này đường tâm của mặt phẳng nối tiếp giữa hai nửa đầu to thanh truyền thẳng góc với đường tâm thân thanh truyền.

- Đầu lệch: Loại này đường tâm của mặt phẳng nối tiếp giữa hai nửa đầu to thanh truyền xiên góc với đường tâm thân thanh truyền. Loại này dùng trong động cơ nhỏ.

Căn cứ vào đầu nhỏ thanh truyền:

- Trong động cơ không có guốc trượt, đầu nhỏ thanh truyền có một nhánh. Đối với động cơ lớn được chế tạo rời, còn đối với động cơ cỡ nhỏ chế tạo liền.

- Trong động cơ có guốc trượt: Đầu nhỏ thanh truyền hình chữ Y, gồm có hai nhánh.

- Loại có gối đỡ.

- Loại không có gối đỡ. - Loại có gối đỡ mỏng. - Loại có gối đỡ dầy.

e. Kết cấu thanh truyền

Kết cấu thanh truyền gồm có ba phần: Đầu nhỏ, thân và đầu to.

Đầu nhỏ thanh truyền:

Nối với chốt piston, tùy theo cách nối chốt piston mà có kết cấu khác nhau.

Nếu cách lắp chốt cố định trong đầu nhỏ thanh truyền thì ở đầu nhỏ có khoan một lỗ để dùng đinh ốc bắt chặt chốt piston. Nếu lắp đầu nhỏ thanh truyền quay tự do quanh chốt thì phải có gối đỡ để chốt có thể quay được trong gối. Mặt trong gối tráng hợp kim ba bít, hoặc đồng thanh. Đối với động cơ tốc độ thấp, có khi dùng bi đũa.

Nếu thân thanh truyền hình chữ I thì đầu nhỏ thanh truyền hình trụ. Khi thanh truyền hình tròn, đầu nhỏ thanh truyền hình cầu.

Đối với động cơ cỡ nhỏ, thanh truyền được chế tạo liền. Đối với động cơ lớn, đầu nhỏ thanh truyền và thân được chế tạo rời, rồi ghép bằng bu lông. Đầu nhỏ thanh truyền cũng chế tạo thành hai nửa, trong gối có rãnh dầu bôi trơn, giữa hai nửa gối có lót căn để điều chỉnh khe hở. Trong động cơ hai kỳ đầu nhỏ thanh truyền chịu lực một phía, nên có cấu tạo đặc biệt (hình 2.19). Chiều rộng của đầu nhỏ thanh truyền hẹp hơn khoảng cách giữa hai đế chốt (đế nằm trên piston) mục đích là để dễ lắp ráp, đồng thời tránh được ma sát giữa đế và đầu nhỏ thanh truyền.

Đầu to thanh truyền:

Đầu to thanh truyền nối thanh truyền với trục, ôm lấy cổ trục khuỷu. Được chế tạo thành hai nửa ghép lại với nhau qua các bu lông. Khi lắp cụm piston thanh truyền với trục khuỷu, ta

phải đưa thanh truyền qua xilanh để bắt vào trục Hình 2.20. Thanh truyền. khuỷu. Với động cơ cỡ lớn, xilanh có đường kính lớn, việc lắp ráp dễ dàng, còn đối với loại xilanh bé, nếu chế tạo thanh truyền thẳng, tuy đảm bảo được độ cứng vững, nhưng khi lắp không lọt được qua xilanh, cho nên thường chế tạo đầu to lệch để vừa đảm bảo lắp ráp dễ dàng, vừa có đủ độ cứng vững.

Trong động cơ lớn, đầu to và thân thanh truyền đúc riêng rồi dùng bu lông nối thân và hai nửa đầu to lại với nhau. Loại này có ưu điểm dễ sửa chữa, nhưng phải dùng bu lông lắp nối. Bu lông thanh truyền là một chi tiết rất quan trọng, nếu bị gãy dễ xảy ra tai nạn, do đó phải chế tạo bằng kim loại có cơ tính tốt.

Thân thanh truyền:

Kiểu mặt cắt chữ I có ưu điểm là chịu tác dụng lực xiên rất hợp lý, ít bị biến dạng và nhẹ.

Kiểu hình tròn dễ chế tạo, nhược điểm là lực quán tính lớn, khối lượng lớn.

Các loại động cơ khác nhau có các loại thanh truyền khác nhau.

g. Vật liệu chế tạo

- Thân thanh truyền động cơ lớn, tốc độ thấp chế tạo bằng thép.

- Gối đầu nhỏ thanh truyền làm bằng thép, phía trong tráng lớp hợp kim giảm mài mòn cho loại động cơ tốc

Hình 2.21. Đầu to thanh truyền.

1 - Thân thanh truyền; 2 - Êcu bu lông thanh truyền; 3 - Gối đỡ thanh truyền;

4 - Nửa dưới dầu to thanh truyền. độ thấp, còn loại động cơ tốc độ cao thì chế tạo bằng đồng thanh.

- Gối đầu to thanh truyền chế tạo bằng thép C45 trong đó có tráng hợp kim ba bít.

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w