- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ
4.2.3. Kiểm tra sửa chữa piston
a. Phần dẫn hướng
Xước: Các vết xước ở phần dẫn hướng, phát hiện chủ yếu bằng xem xét,
quan sát. Cách khắc phục sửa chữa là dùng giấy ráp hoặc dũa để tẩy.
Độ mài mòn: Để kiểm tra độ mài mòn, ta dùng pan me đo ngoài, đo độ ô
van của piston ở các vị trí: Vị trí thứ nhất cách xéc măng dầu đầu tiên từ 15 ÷ 20mm, vị trí thứ 2, 3, ... giãn cách vị trí đầu tùy theo độ dài của từng loại piston, vị trí đo cuối cùng cách mép cuối cùng của đuôi piston khoảng từ 15 ÷ 20mm . Các vị trí đo đều phải đo ở giữa mỗi vị trí đo 2 đường kính vuông góc với nhau. Theo tâm chốt và dưới tâm chốt sau đó trừ các đường kính này do nhau có độ ô van.
Nếu độ ô van nằm trong tiêu chuẩn cho phép thì tiếp tục sử dụng nếu quá giới hạn thì thay xéc măng. Nếu độ ô van vượt quá tiêu chuẩn thì có thể tiện lỏng và sử dụng nhưng đảm bảo khe hở giữa piston và sơ mi.
b. Rãnh xéc măng
Để kiểm tra rãnh xéc măng với động cơ lớn người ta sử dụng ca líp còn động cơ cỡ nhỏ ta dùng xéc măng chuẩn lắp vào rãnh và đo khe hở cạnh bằng căn lá. Sau đó đối chiếu với tiêu chuẩn. Nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì có thể thay xéc măng, thành rãnh bị xước dùng dao cạo hoặc xéc măng cũ để tẩy sạch.
c. Lỗ chốt piston
Lỗ chốt piston thường bị xước và mòn. Nếu bị xước dùng giấy nháp đánh bóng.
- Để kiểm tra độ mài mòn, người ta dùng đồng hồ so để đo độ ô van của lỗ chốt. Nếu độ ôvan vượt quá quy định thì tiện láng sau đó phục hồi chốt cũ bằng cách để tăng đường kính.
- Ngoài ra còn để kiểm tra độ song song của đường tâm chốt với mặt phẳng chuẩn và độ vuông góc của nó với đường tâm piston.
d. Đỉnh piston bị cháy rỗ, nứt
Đỉnh piston bị mòn kiểm tra bằng dưỡng, và các vết xước chủ yếu là quan sát, sửa chữa bằng phương pháp hàn đắp sau đó gia công cơ khí.
Đối với vết nứt kiểm tra bằng quan sát thẩm thấu, nếu bị nứt thay mới.
e. Phương pháp cạo rà bạc
Bạc biên được cấu tạo làm 2 phần, phần lưng bạc làm bằng thép còn lòng bạc làm bằng hợp kim nhôm, đồng nó là hợp kim mềm, chịu mòn cho nên khi làm việc nó bị mài mòn nhanh bị xước thậm chí long tróc từng mảnh nhỏ vì vậy sau một thời gian làm việc thấy có hiện tượng bạc bị hỏng phải tiến hành kiểm tra và sửa chữa, việc sửa chữa bạc chủ yếu là cạo rà.
Kiểm tra chất lượng bạc: Kích thước của bạc chọn theo cốt của cổ biên. Chất lượng kỹ thuật: Chiều dài của 2 nửa bạc bằng nhau, nếu có chênh
lệch không quá 0,1mm, độ dày của lớp hợp kim đỡ sát phải nằm trong tiêu chuẩn cho phép không được quá 50% chiều dày ban đầu. Khi bạc lắp vào 2 nửa đầu to biên nó phải cao hơn mép hệ 0,01mm, chốt định vị bạc với đầu to biên phải chắc chắn, lỗ dẫn dần ở bạc phải trùng với lỗ dẫn dầu ở tay biên. Mặt bạc không được rạn, nứt hoặc xước, lưng bạc phải tiếp xúc tốt với bệ, lớp hợp kim đỡ sát phải dính kết tốt với lưng bạc.
Phương pháp cạo:
Kiểm tra độ tiếp xúc giữa bạc và cổ biên.
Xoa một lớp bột màu mỏng và đều lên cổ biên, sau đó lắp đầu to biên (đã lắp bạc) vào cổ biên lúc này vừa xiết ê cu bu lông biên vừa quay tay, biên khi nào thấy nặng tay thì dừng lại, tháo bạc ra kiểm tra, căn cứ vào mức độ màu bám vào bạc để tiến hành cạo.
Thao tác cạo:
Dùng dao cạo, cạo những chỗ có bột màu bám đậm cạo trước, cạo nặng tay, còn những chỗ bột màu bám ít và mờ cạo nhẹ tay.
Vừa cạo vừa kiểm tra khi nào bột màu bám đều lên bạc khoảng 75% và phân bố đều thì dừng lại để kiểm tra khe hở dầu.
g. Kiểm tra điều chỉnh khe hở dầu
Đặt từ 2 đến 3 sợi chì tiêu chuẩn và nửa dưới của bạc sau đó lắp vào cổ biên và xiết ê cu, bu lông biên đúng dấu, đúng lực (không được quay biên, quay trục) tháo ra đo sợi chì ta có thể cạo thêm hoặc không cạo ở từng vị trí của bạc để đạt khe hở dầu cho phép.
Chú ý: Nếu chỉ thay hoặc cạo cá biệt một cặp bạc ta có thể không cần phải chạy rà động cơ để rà bạc mà có thể rà bằng thủ công như bột dầu bôi trơn vào bạc và dùng trục thẳng, nhẵn trên để rà bề mặt của bạc cho nhẫn.