Vị trí, ý nghĩa, khái quát về hệ trục

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 133)

- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ

5 Hộp số nóng quá mức Thiếu dầu mỡ bôi trơn.

9.1.1. Vị trí, ý nghĩa, khái quát về hệ trục

Hệ trục bao gồm một hệ thống các đoạn trục được nối với nhau và với các ổ đỡ và ổ chặn lực dọc trục, được bố trí theo một đường thẳng. Phía cuối trục người ta lắp chân vịt, còn phía đầu trục được nối trực tiếp với động cơ hay nối với động cơ qua cơ cấu truyền động. Hệ thống như vậy được gọi là đường trục.

Chức năng của hệ trục là truyền cho chân vịt mômen xoắn của động cơ; tiếp nhận lực dọc trục do chân vịt quay trong môi trường nước tạo nên; đồng thời truyền lực này qua ổ chặn lực trục dọc cho vỏ tàu để tàu chuyển động. Hệ trục đóng vai trò rất quan trọng của hệ thống động lực. Truyền mômen quay từ động cơ đến chân vịt có thể trực tiếp qua hệ trục hay cả cơ cấu truyền động và hệ trục. Việc chọn

phương pháp truyền có quan hệ động cơ với chân vịt, phụ thuộc vào loại tàu, chức năng của tàu. Các chỉ tiêu kỹ thuật đường trục (kích thước, vật liệu chế tạo) phụ thuộc vào công suất máy chính, sự tác dụng giữa chân vịt và vỏ tàu, tốc độ thiết kế của tàu.

Số lượng đường trục phụ thuộc số chân vịt được chọn trong hệ thống động lực thỏa mãn khi tàu chở đầy hàng, đồng thời chú ý đến vòng quay tối đa và hiệu suất chân vịt.

Tàu hàng thường đặt một động cơ và một đường trục, một chân vịt vì kết cấu đơn giản nhất, độ tin cậy cao, hiệu suất cao nhất so với bố trí nhiều đường trục.

Tàu có một đường trục thường bố trí ở mặt phẳng đối xứng của tàu. Tàu bố trí hai đường trục trở lên phải đặt sang phía hai bên mạn tàu. Tàu hàng thường bố trí 1 đến 2 đường trục, tàu quân sự có thể bố trí 1 đến 5 đường trục.

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w