- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ
5.12.1. Nhiệm vụ của trục cam
Trục cam có nhiệm vụ điều khiển các chi tiết xupáp hút, xupáp xả, xupáp khởi động, bơm cao áp đúng thời gian quy định và thứ tự làm việc của động cơ. Ngoài ra trục cam còn kéo các máy phụ, bộ điều tốc, bơm bôi trơn.
Kim loại phải tốt, ít biến dạng, đủ độ cứng để chịu được mài mòn.
Vị trí hình dạng của cam phải phù hợp với góc độ đóng mở xupáp mặt ngoài phải được tôi cứng để chịu mài mòn.
5.12.3. Phân loại
Đối với trục cam được phân làm 2 loại.
Trục cam và cách chế tạo thành một khối: Loại này chế tạo đơn giảm ít phải gia công. Nhưng khó sửa chữa vì nếu điều chỉnh một cam nào đó thì phải điều chỉnh các cam trong toàn bộ trục, không kinh tế vì phải dùng 1 thứ kim loại hoặc hỏng một chỗ nào đó trên trục, hoặc trên cam thì phải thay toàn trục.
Cam và trục camchế tạo rời nhau: Khi lắp dùng bu lông bắt chặt với nhau. Chế tạo như vậy tiết kiệm được kim loại, dễ sửa chữa nhưng nhược điểm khó chế tạo mặt gia công nhiều, lắp ráp khó khăn.
5.12.4. Cấu tạo
Hình 5.21.Trục cam.
1- Trục 2 - Cổ trục 3 - Cam
- Đầu trục cam lắp bánh răng ăn khớp với bánh răng của trục khuỷu nên phải rãnh chế tạo ren hoặc chế tạo bích.
- Trên trục cam có các cam nạp, cam thải và cổ trục (đôi khi có cam khởi động cam nhiên liệu).
- Số cam trên trục cam phụ thuộc vào số xilanh.
- Đối với động cơ cỡ nhỏ, trục cam và các cam chế tạo liền thành một khối. - Đối với động co cỡ lớn cam và trục cam chế tạo rời nhau.