- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ
7.1.3. Các phương pháp bôi trơn.
Có bốn phương pháp bôi trơn cho động cơ diesel:
a. Phương pháp chấm dầu bằng tay
Phương pháp này dùng ở các động cơ nhỏ và các bộ phận bên ngoài như: Trục cam, thanh truyền, đòn gánh. Thời gian chấm dầu được quy định, người vận hành căn cứ vào thời gian đó, đi chấm vào các bộ phận cần bôi trơn. Phương pháp này rất đơn giản, nhưng tốn sức người, tốn dầu và không an toàn.
b. Các phương pháp chấm dầu tự động
Trên động cơ dùng một số phễu dầu đặt ở một số vị trí, từ phễu bắt các ống dầu tới những bộ phận cần bôi trơn, để cho dầu tự nhỏ giọt. Số giọt được quy định ứng với số vòng quay của động cơ.
Phương pháp này thường dùng trong các động cơ có công suất nhỏ, và các bộ phận thanh truyền, đòn gánh, bánh răng, các phụ tùng truyền động độc lập với động cơ.
Một số bộ phận chuyển động với tốc độ chậm thì dùng hộp ép mỡ vào để bôi trơn.
c. Phương pháp té dầu
Phương pháp này lợi dụng đầu to thanh truyền, khi đập vào dầu đựng ở các te, dầu bắn lên bôi trơn cho sơ mi xilanh, piston, chốt, đầu nhỏ thanh truyền, trục khuỷu. Nhưng chỉ dùng đối với động cơ nhỏ, tốc độ cao. Ưu điểm là đơn giản nhưng tốn dầu và không khống chế được chất lượng dầu bôi trơn.
d. Phương pháp chấm dầu cưỡng bức
Các động cơ tàu thủy hiện nay chủ yếu là dùng phương pháp chấm dầu cưỡng
bức vì phương pháp này an toàn nhất. Phương pháp chấm dầu cưỡng bức là dùng áp lực để đẩy dầu đi trong các đường tới các bộ phận cần bôi trơn.
Ta có thể khống chế được chất lượng bôi trơn qua các áp kế, nhiệt kế, và các bộ phận tín hiệu khác. Phương pháp này bôi trơn và làm mát tốt vì tốc độ dầu lớn, sử dụng được cả dầu có độ nhớt nhỏ. Phương pháp có nhược điểm là chế tạo phức tạp, khó khăn.