Thiết bị làm kín trục

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 145)

- Rèn rời từng phần: Rèn riêng từng phần cổ trục, cổ biên má khuỷu rồ

9.6.4.Thiết bị làm kín trục

5 Hộp số nóng quá mức Thiếu dầu mỡ bôi trơn.

9.6.4.Thiết bị làm kín trục

- Nhiệm vụ: bảo vệ cho gối trục chân vịt kín dầu, kín nước, không cho dầu, nước rò lọt ra bên ngoài.

- Kết cấu: Tùy theo kiểu loại bôi trơn có các kết cấu phù hợp.

Dùng nhiều vòng đệm làm kín, được điều chỉnh bằng cách nới lỏng hay xiết chặt các bu lông nắp đệm làm kín. Thường dùng tết với trục bôi trơn bằng nước các vòng tết phải có kích thước phù hợp.

Hình 9.11 cấu cơ ản của ổ làm kín trục chân vịt của hãng Blohm and Voss, Simplex Compact Seal, loại có một không gian khí giữa các vòng làm kín phía trục bên ngoài vỏ tàu. Khi cần, gió nén được ép vào khoang, đẩy các tạp bẩn như bùn đất ra khỏi khu vực làm kín, đảm bảo cho trục được kín nước. Đồng thời, khoang này góp nước rò lọt, khi ta cấp gió nén vào khoang, nước và dầu đọng sẽ được đuổi về một két chứa bên trong tàu, bảo đảm làm kín trục tốt và chống ô nhiễm môi trường.

Hình 9.12 Ổ làm kín trục 9.6.5. Thiết bị bôi trơn gối trục

Nhiệm vụ: Có tác dụng làm giảm ma sát giữa trục và gối đỡ trục, tránh hình thành ma sát khô và phát nhiệt làm kẹt cứng gối trục.

Dầu được bơm tới ống bao qua các rãnh hướng trục, qua các lỗ trên hai cạnh của ống bạc vào rãnh dọc bên trong ổ bạc. Dầu rời ổ bạc từ phía đuôi ống bao và tái tuần hoàn về bơm dầu tới sinh hàn. Một trong hai két trọng lực sẽ cấp dầu có áp suất tĩnh cho hệ thống khi bơm bị sự cố. Có cảm biến báo động mức dầu thấp trong mỗi két dầu.

9.6.6. Chân vịt

Chân vịt bao gồm một củ chân vịt với một số cánh xéo gắn trên nó. Khi quay nó xoáy vào nước và do vậy tiến lên phía trước trong nước bằng cách trao động lượng cho cột nước mà nó trườn qua. Lực đẩy được truyền dọc trục đến ổ đỡ chặn và cuối cùng tới cấu trúc vỏ tàu.

Chân vịt định bước:

Mặc dù thường được gọi là có bước cố định (định bước) nhưng thực tế bước xoắn của cánh thay đổi theo bán kính tăng dần từ gốc cánh ra ngoài. Tuy

nhiên bước cánh tại một bán kính là không đổi, trong tính toán người ta lấy giá trị trung bình của bước cánh theo bán kính.

Hình 9.13. Chân vịt định bước

Chân vịt nếu quay theo chiều kim đồng hồ khi nhìn từ đuôi tàu lên được gọi là chân vịt quay phải và hầu hết các chân vịt đơn có chiều quay phải. Nếu tàu có hai chân vịt sau đuôi, thì chân vịt bên mạn phải có chiều quay phải, còn chân vịt bố trí bên mạn trái có chiều quay trái.

Chân vịt biến bước:

Chân vịt có bước thay đổi được gọi là chân vịt biến bước, về mặt kết cấu Chân vịt có bước thay đổi được gọi là chân vịt biến bước, về mặt kết cấu chân vịt biến bước khác chân vịt cố định ở chỗ cánh chân vịt biến bước có thể chân vịt biến bước khác chân vịt cố định ở chỗ cánh chân vịt biến bước có thể quay quanh trục vuông góc với trục chân vịt.

quay quanh trục vuông góc với trục chân vịt.

Các cánh của loại chân vịt này có thể quay quanh trục tâm cánh, nhờ vậy mà thay đổi được bước chân vịt. Bên trong các chân vịt này rất phức tạp. Cơ cấu điều chỉnh bước chân vịt nằm ở ổ may ơ của chân vịt. Nó được truyền động từ buồng máy và được điều khiển từ xa từ buồng lái nhờ xi lanh thủy lực. Đặc tính bất ngờ nhất của chân vịt biến bước là nó chỉ quay một chiều nên việc trang bị ly hợp đảo chiều hay động cơ đảo chiều được trở nên không cần thiết. Không như chân vịt định bước, chân vịt biến bước là phần tích hợp của hệ thống động lực đẩy. Điều này cho nó khả năng là công suất và lực đẩy cần thiết có thể được điều khiển bởi sự thay đổi đơn giản vị trí các cánh.

Chương 10

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Vận hành máy, điện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 145)