Tổ chức huấn luyện đào tạo:

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 41)

Các cơ quan xúc tiến thương mại của Thành phố còn tổ chức huấn luyện đào tạo cung cấp kiến thức về thông tin thị trường, về tổ chức thâm nhập thị trường cho doanh nghiệp. Chỉ riêng năm 2003, ITPC tổ chức 42 lớp thu hút 1.934 doanh nghiệp tham giạ

2.1.2.3 Những kết luận rút ra về tình hình xúc tiến thương mại sử dụng nguồn ngân sách nhà nước: ngân sách nhà nước:

ạ Nhận xét những mặt được của hoạt động xúc tiến sản phẩm xuất khẩu của Thành phố:

• ••

• Kinh phí Thành phố đầu tư cho các chương trình xúc tiến sản phẩm xuất khẩu ngày càng lớn.

• ••

• Hình thức xúc tiến phong phú và có chiều sâụ

• ••

• Đã có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan của Thành phố trong tổ chức xúc tiến thương mại làm cho các chương trình xúc tiến mang tính hoành tráng và tạo tiếng vang.

• ••

• Số doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi từ chương trình xúc tiến bằng ngân sách Thành phố ngày càng nhiềụ

• ••

• Công tác xúc tiến xuất khẩu ngày càng bài bản.

b. Những hạn chế:

• ••

Hiệu quả xúc tiến xuất khẩu còn hạn chế: theo khảo sát của nhóm nghiên cứu (xem phụ lục), đa số các doanh nghiệp đánh giá các hoạt động xúc tiến sản phẩm xuất khẩu do các cơ quan Thành phố thực hiện chỉ ở mức trung bình. Thậm chí chỉ có 35% doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng hoạt động xúc tiến thương mại do Thành phố tổ chức không có hiệu quả. Các bảng tổng kết khảo sát dưới đây của nhóm nghiên cứu phần nào minh chứng cho kết luận trên.

Bảng 2.3: Đánh giá hiệu quả của xúc tiến thương mại do Thành phố tài trợ

Loại hình xúc tiến DNNN DNFDI DNTN HTX CHUNG

Xúc tiến thương mại nội địa 4.50 1.20 4.00 3.80 3.38

Xúc tiến thương mại ở nước ngoài 3.22 2.00 3.15 2.17 2.64

* Số tăng từ 1 đến 7: nói lên tính hiệu quả của quá trình xúc tiến thương mại do Nhà nước tài trợ ít đến nhiều hiệu quả

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu 2003-2004

• ••

Số doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu được hưởng lợi từ chương trình xúc tiến bằng nguồn ngân sách của Nhà nước còn ít, chủ yếu mới chỉ các doanh nghiệp nhà nước hoặc những doanh nghiệp lớn được hưởng.

Bảng 2.4: Khảo sát về các hình thức doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại và mức độ tham gia của họ

Hình thức tham gia DNNN DNFDI DNTN HTX CHUNG

Tham gia hội chợ triển lãm trong nước 4.82 1.70 4.35 3.67 3.64

Tham gia hội chợ triển lãm nước ngoài 3.75 3.62 2.42 1.62 2.85

Tham gia vào phái đoàn của TP hoặc

TW ra nước ngoài 3.61 1.50 2.24 - 2.45

Có đăng ký quảng cáo trên website (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của TP hoặc các cơ quan của TW 3.50 3.62 2.81 - 3.31

Có ghi trong sách giới thiệu của thành

phố về tiềm năng xuất khẩu 4.60 3.25 2.81 2.67 3.33

Cử nhân viên tham gia các cuộc hội

thảo, huấn luyện đào tạo 4.80 4.97 3.52 3.60 4.22

Các hình thức khác (tài trợ các chương trình xã hội…) 4.20 5.10 3.14 2.05 3.62

* Số tăng từ 1 đến 7: nói lên mức độ tham gia ít đến nhiều của doanh nghiệp đối với các hình thức tài trợ

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu 2003-2004

Qua bảng 2.4 ta thấy khu vực kinh tế hợp tác xã và vốn đầu tư nước ngoài tham gia rất hạn chế vào các chương trình xúc tiến thương mại của Thành phố (trong khi đó, nghĩa vụ đóng góp thuế như nhau).

• ••

Sự phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến thương mại chuyên với các hiệp hội các ngành hàng, với các doanh nghiệp đã có, nhưng chưa mang tính “luật”,

chưa trở thành quy trình quy phạm mang tính chuyên nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả và tính công bằng của hoạt động xúc tiến.

• ••

Thủ tục xin nguồn tài chính để hỗ trợ xúc tiến thương mại phức tạp, lại thiếu hướng dẫn từ các cấp quản lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả xúc tiến xuất khẩu của các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp xuất khẩụ

HIỆP HỘI NGAØNH HAØNG KHÓ XAØI TIỀN XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÌ (trích từ báo Thương mại 12/2003) “…theo Quyết định 57 ngày 17/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, 182 chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm đã được phê duyệt, với tổng kinh phí hỗ trợ gần 150 tỷ đồng, thế nhưng đến nay các chương trình này vẫn… nằm chờ. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) có 6 đề tài được đưa vào chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm với kinh phí gần 10 tỷ đồng. “Nhưng chúng tôi đã phải quyết định rút 3/6 đề tài để chuyển sang một chương trình hỗ trợ khác (riêng cho ngành dệt may) vì… chờ thủ tục không nỗi!” – Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Vitas, nóị Theo Ông Ân, BỘ Thương mại đã phê duyệt nội dung từng chương trình cụ thể của hiệp hội rồi, nhưng lại phải chờ Bộ Tài chính phê duyệt kinh phí. Ngặt một nỗi, Bộ Tài chính lại cứ bảo Vitas “làm xong đi rồi về quyết toán sau!”. Ông Ân than thở: “Cả 3 chương trình đều cần thiết phải làm ngay và đều cần có tiền, dù chỉ là ứng trước. Nếu cứ duyệt đề tài rồi bảo hiệp hội bỏ tiền ra làm, xong bao nhiêu mới thanh toán thì chúng tôi biết đào đâu ra…”. Ba chương trình còn để lại với lý do đơn giản, theo Ông Ân, là Vitas vẫn còn khả năng… chờ. Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cũng rơi vào tình cảnh tương tự. “Chúng tôi chỉ biết đợị Khi nào “họ” nói xong thì biết xong vậy!” – một cán bộ phụ trách xúc tiến thương mại của Lefaso nóị Song không chỉ có hai hiệp hội này, được biết hầu hết các đơn vị chủ trì đều trong tâm trạng… sốt ruột chờ. Đã có một số chương trình phải bỏ do đã qua mốc thời gian (chẳng hạn các chương trình đi hội chợ trong các tháng trước), một số đang phải điều chỉnh thời gian, địa điểm lạị Trong 182 chương trình nói trên, chỉ mới có vài chương trình đi hội chợ triển lãm nước ngoài của Cục Xúc tiến Thương mại là đã tiến hành theo kiểu tự ứng và vận động doanh nghiệp bỏ tiền ra ứng trước, đi về sẽ quyết toán sau, còn khi nào mới được quyết toán thì Cục này cũng… đang chờ.

Lý giải cho việc chậm trễ này, một cán bộ Cục Xúc tiến Thương mại cho rằng có “lỗi” từ phía Nhà nước ở cơ chế, thủ tục còn chậm, còn rắc rối, song “lỗi” còn ở các đơn vị chủ trì tham giạ Để được cấp kinh phí, về nguyên tắc các chủ chương trình phải lập được bảng dự toán thật chi tiết. Trong khi đó, nhiều hiệp hội do mới làm lần đầu tiên nên xây dựng các chương trình, dự toán kinh phí còn sơ sàị Cũng có một số đơn vị xây dựng chương trình theo tâm lý ỷ lại, trông chờ hoàn toàn vào Nhà nước, hoặc “tham gia cho vui, được thì tốt, không được thì thôi…” làm ảnh hưởng hiệu quả chung”.

• ••

Chưa có chiến lược dài hạn cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu, khiến các kế hạch xúc tiến cụ thể mang tính bị động, thiếu sự chuẩn bị chu đáọ Ví dụ thông qua Cục Xúc tiến, Bộ Thương mại đóng trên địa bàn Thành phố, Chính phủ hỗ trợ 50 doanh nghiệp đi hội chợ ở Lào diễn ra ngày 30/8/2003, nhưng 05/8/2003 mới thông tin cho các doanh nghiệp, ngày 18/8/2003 mới công bố danh sách các doanh nghiệp được đi, như vậy doanh nghiệp chỉ còn hơn một tuần để chuẩn bị hàng hoá, catalogue, nhân sự, thực hiện vận chuyển hàng hoá tới hội chợ… Với những hội chợ mang ý nghĩa quốc gia ở nước ngoài mà được tổ chức cập rập như vậy thì tính hiệu quả xúc tiến sẽ như thế nàỏ

• ••

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng không thật “mặn mà” với các chương trình xúc tiến có sự hỗ trợ của Nhà nước: hội chợ ở Thái Lan diễn ra trong năm

2002 có doanh nghiệp đăng ký nhưng cuối cùng không đi (mặc dù được tài trợ 100%); hay thông qua Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhật Bản tài trợ cho 3 gian hàng phục vụ cho 3 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đến Nhật Bản tham dự hội chợ với chi phí 3000 – 4000 USD/gian hàng, kêu gọi nhiều lần mà không doanh nghiệp nào muốn đi, kết quả chỉ 1 doanh nghiệp tham dự; hay có những doanh nghiệp cử cán bộ công đoàn đang làm thủ tục về hưu đi xúc tiến (coi là món quà để giải quyết chế độ trước khi nghỉ hưu).

Để khẳng định các kết luận kể trên, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát các doanh nghiệp tham gia với mức độ khác nhau các chương trình xúc tiến thương mại của Thành phố và kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5: Đánh giá khó khăn của doanh nghiệp trong hưởng lợi các chương trình xúc tiến thương mại có tài trợ của Nhà nước

Loại khó khăn DNNN DNFDI DNTN HTX CHUNG

Thông tin không đầy đủ 4.82 5.25 6.10 5.82 5.50

Thông tin chậm 3.65 4.82 5.67 5.48 4.91

Chi phí thêm nhiều 4.95 4.22 6.15 6.30 5.41

Trình độ nhân viên thực hiện XTTM

hạn chế 5.20 4.50 5.85 6.20 5.44

Cách thức tổ chức của đơn vị XTTM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không hiệu quả 4.88 5.20 5.43 5.15 5.17

Các khó khăn khác (địa điểm tiến

hành, phiên dịch…) 4.20 4.80 5.10 5.17 4.82

* Số tăng từ 1 đến 7: nói lên mức độ khó khăn của doanh nghiệp tăng dần từ ít đến trầm trọng

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu 2003-2004

Những hạn chế cần khắc phục trong hoạt động thông tin xuất khẩu:

- Chất lượng Cityweb chưa được doanh nghiệp đánh giá cao, tuy năm 2002- 2003, Cityweb có được nâng cao về chất lượng nhưng các doanh nghiệp chưa thỏa mãn về nội dung, cho rằng các thông tin chưa thực sự làm nổi bật các tiềm năng xuất khẩu của Thành phố, đặc biệt là sản phẩm. Có những thông tin quá cũ.

- Các thông tin cung cấp qua mạng Internet hoặc qua các hình thức nêu ở trên chưa thỏa mãn các yêu cầu của các doanh nghiệp mặc dù số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia khai thác khá đông (70% doanh nghiệp được khảo sát).

- Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chưa biết khai thác thông tin hoặc biết thì cũng thiếu nguồn nhân lực biết đánh giá thông tin để phục vụ cho chiến lược kinh doanh của mình.

Những hạn chế trong công tác huấn luyện đào tạo:

- Chưa quan tâm đào tạo công chức xúc tiến thương mại chuyên nghiệp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩụ

- Chưa đánh giá hiệu quả và đúc kết các kinh nghiệm tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu hội nhập.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 41)