Thực trạng hoàn thuế giá trị gia tăng tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 56)

b. Ý nghĩa của hoàn thuế giá trị gia tăng:

2.1.5.2Thực trạng hoàn thuế giá trị gia tăng tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Là trung tâm xuất khẩu lớn nhất nước nên sau 4 năm áp dụng thuế giá trị gia tăng đã có 3.600 doanh nghiệp thực hiện 7.443 lượt hoàn thuế với tổng số tiền khoảng 3.700 tỷ đồng. Nổi cộm lên xung quanh việc hoàn thuế giá trị gia tăng tại

Thành phố Hồ Chí Minh như sau đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xuất khẩu của doanh nghiệp:

Thứ nhất, chưa có sự xuyên suốt, thống nhất giữa các luật: Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Hình sự, Luật Doanh nghiệp… về gian lận thuế đã tạo ra kẻ hở pháp lý khiến một số doanh nghiệp lợi dụng móc nối với hải quan hoặc tạo dựng hồ sơ xuất khẩu giả để hoàn thuế giá trị gia tăng, gây tổn thất cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng.

Thứ hai, thời điểm đánh thuế giá trị gia tăng đối với hành nhập khẩu chưa hợp lý, làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu nói riêng và hàng hoá của Việt Nam nói chung. Như các phần trên đã phân tích, đa số hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩụ Nhưng các văn bản điều tiết thuế giá trị gia tăng quy định: sau 30 ngày kể từ khi hàng nhập khẩu về cảng (trong khi đó, chu kỳ kinh doanh của đa số doanh nghiệp trên 60 ngày), điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chưa bán hàng đã phải nộp thuế giá trị gia tăng, nhiều doanh nghiệp phải vay tiền ngân hàng để nộp thuế, làm cho chi phí sản xuất gia tăng.

Thứ ba, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng chưa bao quát được hết các trường hợp xuất khẩu đã gây khó khăn cho xuất khẩu: Để chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng, Bộ Tài chính quy định doanh nghiệp phải thanh toán tiền hàng và dịch vụ qua ngân hàng và phải có xác nhận của ngân hàng là tiền hàng xuất khẩu đã được thanh toán thì mới được hoàn thuế giá trị gia tăng. Quy định này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu dưới các hình thức sau: xuất khẩu trả chậm; xuất khẩu dưới dạng hàng đổi hàng (barter); xuất khẩu thực hiện các hợp đồng; xuất khẩu trả nợ cho các nước.

Hoặc một hồ sơ phải xuất trình khi làm thủ tục hoàn thuế là tờ khai hải quan, nhưng xuất khẩu phần mềm qua mạng Internet lại không thể có được tờ khai hải quan. Vấn đề này chưa văn bản nào của Bộ Tài chính làm rõ.

Không phải ngẫu nhiên, vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu được doanh nghiệp thắc mắc đề nghị giải đáp nhất.

Thứ tư, thời hạn nộp hồ sơ giải quyết hoàn thuế nhập khẩu ngắn: chỉ tối đa 60 ngày kể từ khi kết thúc hợp đồng xuất khẩụ

Về khảo sát thực tiễn những khó khăn của doanh nghiệp trong khâu hoàn thuế được tổng kết trong bảng 2.9 sau:

Bảng 2.9: Các khó khăn của các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh thường gặp trong khâu hoàn thuế giá trị gia tăng

Loại khó khăn DNNN DNFDI DNTN HTX CHUNG

Thủ tục hoàn thuế phức tạp 5.85 5.05 6.34 4.75 5.50

Hồ sơ hoàn thuế khó thực hiện đủ và

đúng 4.75 4.50 6.10 6.30 5.41

Nhân viên thuế có nghiệp vụ yếu 3.50 3.00 3.65 3.51 3.42

Nhân viên có thái độ tham nhũng, đòi

hối lộ 4.00 - 4.15 4.00 4.05

Thời gian hoàn thuế lâu 5.67 6.00 6.25 6.45 6.09

Các khó khăn khác (thời gian giải

quyết chậm, thủ tục không rõ…) 4.95 4.62 6.10 6.20 5.47

* Số tăng từ 1 đến 7: nói lên mức độ tăng phức tạp, khó khăn của doanh nghiệp có liên quan đến hoàn thuế giá trị gia tăng trong xuất khẩu

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu 2003-2004

Ở bảng 2.9, sở dĩ hoàn thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân và Hợp tác xã khó khăn hơn so với doanh nghiệp nhà nước và giá trị xuất khẩu ở mỗi lô hàng nhỏ, thỉnh thoảng mối xuất khẩu và trong nhiều trường hợp xuất khẩu ủy thác.

Theo Thông tư 122 Bộ Tài chính:

+Xuất khẩu nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào trên 200 triệu đồng được hoàn thuế theo từng tháng.

+Nếu trong 3 tháng mà thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa đến 200 triệu đồng nhưng lớn hơn thuế giá trị gia tăng đầu ra thì hoàn thuế theo 3 tháng.

Dự kiến cuối năm 2004, Ngân hàng Á Châu (ACB) sẽ phối hợp với Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh bảo lãnh để hoàn thuế ngay cho các doanh nghiệp xuất khẩu có hoạt động xuất khẩu ổn định, có khả năng thanh toán tốt, chưa có hiện tượng gian lận thuế. Đây được xem như là bước khởi động tốt, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tăng vòng quay vốn của mình.

Như vậy, hoàn thuế giá trị gia tăng là biện pháp của Nhà nước để hỗ trợ kích thích sản xuất phát triển, nhưng nhìn chung thủ tục nhiêu khê, chưa rõ ràng lại gây trở ngại cho xuất khẩụ

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 56)