Kết luận về tình hình sử dụng dịch vụ điện tử phục vụ cho xuất khẩu trên

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 108)

b. Các tổng kết của nhóm nghiên cứu:

2.2.4.3Kết luận về tình hình sử dụng dịch vụ điện tử phục vụ cho xuất khẩu trên

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:

ạ Ưu điểm:

- Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong cả nước về phát triển thương mại điện tử trong mọi lĩnh vực để hỗ trợ cho xuất khẩu: tài chính, xúc tiến thương mại, bán hàng qua mạng, triển lãm qua mạng, khai thác thông tin, làm thủ tục hải quan…

- Những hỗ trợ thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước: Cityweb, Sở Thương mại, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, VCCI… đã hỗ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp.

- Nhiều công ty kinh doanh điện tử ra đời làm chất lượng dịch vụ điện tử tốt hơn, giá cả phải chăng, thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn khai thác tiện ích của Internet.

b. Những hạn chế:

- Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài sử dụng thương mại điện tử nhiều hơn so với các doanh nghiệp trong nước.

- Các doanh nghiệp thường sử dụng những dịch vụ giản đơn của Internet: viết và gởi mail, giao dịch ban đầu với đối tác nước ngoài (xem bảng 2.25), chứ hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu chưa xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc dùng công nghệ thông tin theo định hướng phát triển thị trường ở hải ngoạị

Bảng 2.25: Khảo sát các hình thức sử dụng Internet trong kinh doanh xuất khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh Các hình thức sử dụng DNNN DNFDI DNTN HTX CHUNG Website 6.20 7.00 3.52 2.50 4.81 Email 6.50 6.80 4.20 3.50 5.25 Webcam 2.50 5.20 2.00 - 3.23 Internet Phône 5.00 6.50 3.00 2.50 4.25

Bán trực tuyến trong nước 1.00 - 1.50 - 1.25

Bán trực tuyến với nước ngoài 2.20 4.50 1.00 - 2.57

Tham gia hội chợ triển lãm trên mạng 1.50 3.00 1.50 - 2.00

Tìm kiếm thông tin trên mạng 5.00 6.20 2.50 2.00 3.93

Làm thủ tục hải quan qua mạng 1.00 1.20 1.50 - 1.23

Các hình thức khác (thanh toán qua

mạng, đặt hàng qua mạng…) 3.00 4.50 2.00 1.60 2.78

* Số tăng từ 1 đến 7: nói lên sử dụng từ ít đến nhiều

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu 2003-2004

- Hiệu quả sử dụng Internet thấp vì nhân tố quan trọng nhất gây trở ngại cho việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử là sự quan tâm của doanh nghiệp hạn chế vì chưa hiểu hết tiện ích và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại điện tử. Điều này xảy ra ở ngay các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử khiến khả năng xuất khẩu sản phẩm dịch vụ của ngành công nghệ thông tin hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng kém dẫn tới doanh nghiệp không mặn mà đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho kinh doanh của mình.

Bảng 2.26: Đánh giá những rào cản sử dụng có hiệu quả Internet

Nguyên nhân DNNN DNFDI DNTN HTX CHUNG

Chi phí cao (đầu tư, cước phí…) 4.00 5.00 5.50 5.40 4.98

Tốc độ đường truyền chậm 4.20 5.60 4.50 4.60 4.73

Trình độ nhân viên hạn chế 5.20 3.00 5.50 6.00 4.93

Chưa nhận thức sử dụng Internet là

cần thiết 4.00 2.00 4.50 5.00 3.88

Các lý do khác (không tin cậy, ít hiệu

quả…) 5.20 2.50 5.50 5.70 4.73

* Số tăng từ 1 đến 7: nói lên sự ảnh hưởng của nhân tố từ ít đến ảnh hưởng rất nhiều

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu 2003-2004 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xúc tiến thương mại qua các trang web rất hạn chế: thông tin cũ, thiết kế

không ấn tượng, không có tên miền riêng, số doanh nghiệp có trang web chỉ chiếm 10% doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩụ

- Cơ sở pháp lý hỗ trợ cho giao dịch điện tử chưa đầy đủ.

Tóm lại, hoạt động thương mại điện tử của Thành phố chưa phát triển ngang tầm với đòi hỏi của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 108)